Anh Quang Hùng (28 tuổi, quận Gò Vấp) làm công nhân cho một công ty tư nhân, thường xuy♎ên vận chuyển bình chứa khí nitơ lỏng. Trước đây, anh chưa thấy trường hợp nào trong công ty bị bỏng do khí này. Sáng 30/5, thấy bình nitơ lỏng bị xì khí, không suy nghĩ nhiều anh sử dụng hai tay bịt lại, trong phút chốc tay đỏ ửng, đau nhức. Anh liền rửa tay dưới vòi nước nhưng không đỡ. Da tay tự nhiên phồng rộp, anh lo lắng nên liền báo vợ đưa đi khám.
Bác sĩ CKI Cao Hoàng Thiện, khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP HCM, nhận thấy hai tay anh Hùng đỏ tấy, nổi bóng nước nhiꦬều, anh không ngừng than đau nhức. Ngay lập tức, bác sĩ cho bệnh nhân ngâm tay vào nước ấm 41 độ C để "rã đông" bàn tay đang cóng do lạnh và liên tục theo dõi tình trạng.
Bác sĩ Thiện cho biết, hai tay người bệnh bị bỏng khí nitơ lỏng độ 2. Ở cấp độ này, vùng tổn thương sẽ bị đông cứng, chỉ tổn th꧟ương các lớp ngoài da. Tuy nhiên, nếu sơ cứu không đúng và nhập viện trễ sẽ tổn thương các mô sâu bao gồm: gân, cơ, mạch máu, dây thần kinh. Tình trạng này đi kèm nhiễm vi khuẩn sẽ nhanh chóng tiến tới hoại tử da.
🐠Sau hai tiếng điều trị, tay của anh Hùng đã giảm đau nhức, bớt sưng đỏ. Anh꧃ được băng bó tay tránh nhiễm trùng, kê thuốc giảm đau, kháng viêm, chống nhiễm trùng và xuất viện.
Trong thời gian điều trị tại nhà, anh Hùng cần giữ cho vết bỏng sạch sẽ, thay băng mỗi ngày. Người bệnh cần đến bệnh viện nếu thấy c🌳ác dấu hiệu nhiễm trùng như: tăng độ đỏ kéo dài ở vết thương, có mủ và đau, vết thương thay đổi hình dạng, xuất hiện các đốm đen hoặc đỏ. Thời gian tới, anh sẽ được đánh giá về tình💜 trạng bỏng sau điều trị, mức độ về tập vật lý trị liệu và ghép da (nếu có).
Bác sĩ Thiện giải thích nitơ lỏng (LN2) thực chất là trạng thái lỏng của nitơ. Nhiệt độ của nitơ lỏng là -195 độ C, được sử dụng như chất làm lạnh, có khả năng cấp đông nhanh các loại thực phẩm và dùng t﷽rong nghiên cứu y học, sinh sản, hỗ trợ điều trị hiếm muộn... Khi cơ thể tiếp xúc với khí nitơ lỏng sẽ nhanh chóng bị tê cứng, lớp da bỏng lạnh nghiêm trọng. Khí nitơ lỏng còn tấn công v𝔍ào các mô sâu hơn như cơ bắp, mỡ, máu... dẫn đến hoại tử, đông cứng, hạ thân nhiệt, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Thiện lưu ý người dân phòng ngừa bỏng khí nitơ lỏng bằng cách: Đeo găng tay trong khi xử lý khí; mặc quần áo và giày bảo hộ 🥀để tránh nitơ lỏng tiếp xúc cơ thể và bàn chân; cố định bình nitơ lỏng đúng cách trong quá trình vận chuyển. Trong khi sang chiết nitơ lỏng từ thùng chứa này sang thùng chứa khác cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh tràn và tiếp xúc da.
Nếu không may bị bỏng khí nitơ lỏng, mọi người nên s🤪ơ cứu theo các bước sau:
Đưa người bỏng nitơ lỏng đến nơi ấm áp và mặ🐻c quần áo ấm để chống hạ thân nhiệt. Nên nhúng vùng bị tê cóng vào nước ấm (40 - 42 độ C, vì bỏng khí nitơ là bỏng lạnh) cho đến khi vùng tổn thương có cảm giác trở l💫ại, không dùng nước nóng trên 42 độ C trong lúc này.
Tránh làm ấm cơ thể bằng cꦓách sử dụng nhiệt trực tiếp như đèn, lửa hoặc đệm sưởi... có thể khiến người bệnh bị bỏng nhiệt.
Tránh chà xát vùng bị bỏng, vì da rất dễ bong ra khi tê cóng. Nhanh chඣóng đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được chăm sóc thích ﷽hợp và điều trị cụ thể.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Thị Thùy Trang cho ha𒀰y, để chăm sóc vết thương nhỏ do bỏng khí nitơ, cần rửa vết bỏng nhẹ nhàng m🌠ỗi ngày với nước muối sinh lý. Sau khi rửa, để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể thoa lớp kem có khả năng kháng khuẩn (kháng sinh thoa).
Nếu có xuất hiện bóng nước tại vị trí bỏng, người bệnh có thể dùng cồn sát trùng và dùng bơm tiêm để dẫn lưu dịch trong bóng nước nhưng phải để lại màng bóng nước nguyên vẹn. Nếu bóng n🅘ước tự vỡ có thể chăm sóc da như các bước trên và vẫn thoa thuốc kháng sinh.
Tr💙ong quá trình chăm sóc vết thương bỏng diện tích nhỏ, nếu có các dấu hiệu như vết bỏng đỏ hơn, sưng hơn và đau hơn, xuất hiện sốt, vết bỏng rỉ dịch, có mùi, thì nên tới bệౠnh viện để được khám và điều trị sớm.
Trong mọi trường hợp, khi bị bỏng lạnh hay bỏng khí nitơ lỏng người bệnh không được chủ quan, cần đến bệnh viện sớm để được khám, theo dõi và điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Đinh Tiên