Ngày 25/🐻5, ThS.BS Trần Ngọc Chọn, Tr𓃲ung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông thường người bệnh cao tuổi như ông Henry, có bệnh lý nền và vết thương dập nát rộng, bác sĩ cắt cụt đốt ngón tay tổn thương, tránh nguy cơ hoại tử, bảo tồn các đốt còn lại. Tuy nhiên, ngón tay là bộ phận rất quan trọng để cầm nắm, nhất là mặt lòng ngón tay và búp ngón tay. Bác sĩ quyết định phẫu thuật tạo hình vạt chéo ngón nhằm giữ lại đốt ngón tay cho người bệnh, bảo tồn tối đa cảm giác của ngón.
Đây là phương pháp vi phẫu chuyển vạt da (gồm mô mềm và dây thần kinh) từ ngón áp út sang ngón giữa mà không làm đứt đoạn mạch máu nuôi. Sau đó, bác sĩ nối các dây thần kinh của vạt da vào dây thần kinh của ngón giữa. Phương pháp này vừa giúp che phủ tốt phần xương lộ ra, đảm bảo đượ🌱c sau phẫu thuật đốt ngón tay vẫn có cảm giác tốt, có tính thẩm mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của người bệnh.
Ngón giữa là ngón dài nên khi chuyển vạt từ ngón áp út sang, buộc người bệnh phải co ngón giữa trong một thời gian để đảm bảo vạt không di lệch và sống tốt. Do đó, hai ngón tay cần được băng dính lại với nhau. Người bệnh cao tuổi, mắc bệnh tim mạch nên nguồn máu nuôi dưỡng vạt kém, nguy cơ chết vạt cao; nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương. Ca ph🧜ẫu thuật khoảng 30 phút, người bệnh cần nằm viện và theo dõi 5 ngày mới xuất viện.
Sau ba tuần, ông Henry tái khám, vạt da tưới máu và sống tốt🌄, được cắt vạt và tách rời h🍰ai ngón tay. Hiện, hai ngón tay đều hồi phục tốt, sinh hoạt bình thường.
Bác sĩ Chọn cho biết tổn thương🉐 mất da, lộ gân, xương ngón tay là những tổn thương phổ biến ở chi trên, thưꩲờng gặp nhất do tai nạn lao động, sinh hoạt. Với tổn thương dập nát mô mềm, lộ xương, đứt rời..., người bệnh cần đến ngay các có đơn vị vi phẫu tạo hình. Nếu kịp thời điều trị, có thể nối lại mạch máu, dây thần kinh bằng kỹ thuật vi phẫu, cứu những phần bị tổn thương, bảo tồn chức năng chi thể và tính thẩm mỹ.
Phi Hồng