Filler ♉(chất làm đầy) là sản phẩm được sử dụng để tiêm vào lớp hạ bì nhằm điều trị vùng bị thiếu hụt thể tích. Thành phần 🌜chính của filler là Hyaluronic axit (HA), có tác dụng giữ nước nên filler còn làm tăng độ ẩm, cải thiện đàn hồi, căng bóng da, xóa nếp nhăn. Tiêm filler là quy trình làm đẹp nội khoa không cần phẫu thuật, có tác dụng ngay và không quá nguy hiểm nếu được thực hiện đúng.
BS.CKI Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết có nhiều trường hợp bị ✤biến chứng nặng, thậm chí tử vong sau tiêm filler. Bác sĩ Vân chỉ ra ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Người tiêm filler không phải bác sĩ
Filler phải được chỉ định và tiêm bởi bác sĩ được đào tạo bài bản, có chứng chỉ, tại cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo chuẩn y khoa, nhất là khâu vô khuẩn. Bác sĩ Vân cho biết phần lớn các ca biến chứng được thực hiện bởi người không có chuyên môn nên dễ tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí hoặc quá꧟ liều.
Trước khi tiêm, người bệnh phải được khám sức khỏe sàng lọc, đảm bảo đủ điều kiện tiêm filler. Người đang mang thai hoặc cho con bú; dị ứng với bất kỳ thành phần nào của filleౠr; nhiễm trùng hệ thống hoặc tại vị trí tiêm; hoặc đang áp xe răng, lao phổi, mắc bệnh tự miễn, suy giảm miễn dịch, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu... chống chỉ định tiêm chất làm đầy. Nơi tiêm phải đủ điều kiện xử trí tình huống khẩn cấp ღnếu người bệnh bị dị ứng hoặc sốc phản vệ trong và sau tiêm.
Tiêm filler vào vị trí "cấm"
Theo bác sĩ Vân, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ cấp phép cho tiêm filler để tăng thể tích cho các vùꦇng ở mặt (môi, má, cằm) và bàn tay, hoặc giảm nếp nhăn như nếp nhăn mũi má, quanh miệng. Các trường hợp tiêm filler ở các vị trí khác (filler body) đều không được cơ quan này chấp thuận.
FDA khuyến cáo không t💃iêm chất làm đầy vào ngực, m꧙ông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên diện rộng. Tiêm ở các vị trí này dễ dẫn đến các tổn thương, biến chứng, nhẹ là sưng bầm, đau kéo dài, hoại tử, sẹo ở vùng điều trị.
Nếu tiêm filler vào mạch máu, filler không tan, vón cục hoặc quá nhiều làm tắc mạch máu hoặc chèn ép mạch máu, dẫn đến thiếu máu nuôi ở vùng điều trị, 🧜gây nhiễm trùng, áp xe, hoại tử. Trường h༒ợp filler di chuyển tới động mạch mắt gây tắc mạch máu dẫn đến mù lòa nhanh chóng; hoặc đột quỵ, thuyên tắc phổi... Những biến chứng này có thể xuất hiện ngay sau tiêm, hoặc xảy ra sau vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí hàng năm sau.
Sử dụng filler trôi nổi, không được cấp phép
Có nhiều loại chất l🎀àm đầy nhưng chỉ một số loại như mỡ tự thân, axit hyaluronic (HA), canxi hydroxylapatite (CaHA), Poly-L-lactic axit (PLLA), polymethyl-methacrylate (PMMA) được FDA cho phép sử dụng. Riêng silicon FDA và Bộ Y tế Việt Nam đã cấm sử dụng trong thẩm mỹ từ lâu, do tiêm silicon dễ gây đau kéo dài, biến dạng, biến chứng tắc mạch, hoại tử, tử vong.
Các sản phẩm filler trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc thường không được kiểm định 🔜chất lượng chặt chẽ và bảo quản đúng quy định của nhà sản xuất, có khả năng bị nhiễm hóa chất 💮hoặc vi khuẩn gây bệnh.
Bác sĩ Vân lưu ý va chạm, xoa bóp mạnh vùng tiêm, xông hơi, biểu cảm quá mức, trong nhữ❀ng ngày đầu sau tiêm có thể làm chất làm đầy di chuyển sang khu vực k🦹hác. Cần cân nhắc trang điểm hoặc làm các thủ thuật da khác ngay sau tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.
Để hạn chế biến chứng do , bác sĩ Vân khuyến cáo người bệnh tìm hiểu và cân nhắc kỹ về phương pháp là𝓰m đẹp này, chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ thực hiện có đủ điều kiện tiêm filler.
Anh Thư