🥀Xét nghiệm đạm niệu nhằm đánh giá nồng độ các phân tử protein có trong nước tiểu. BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Thùy, khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thận khỏe mạnh có cơ chế tái hấp thụ protein nên nồng độ protein trong nước tiểu thường không vượt quá 0,2 g/24 giờ. Nếu lượng protein trong nước tiểu vượt quá mức này là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe.
Suy giảm chức năng thận:💝 Nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao là dấu hiệu của bệnh thận như bệnh thận mạn, tổn thương thận cấp tính, viêm cầu thận, bệnh thận do tiểu đường... Theo dõi nồng độ protein trong nước tiểu thường xuyên giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng và tiến triển của những bệnh thận này.
Tiểu đường (đái tháo đường):🍎 Nồng độ đường trong máu cao làm tổn thương cầu thận (khu vực lọc máu tại thận), ảnh hưởng đến chức năng lọc máu, làm thất thoát protein vào nước tiểu. Nước tiểu có nồng độ protein cao có thể là dấu hiệu bệnh thận do biến chứng tiểu đường.
Tăng huyết áp (huyết áp cao): 𝔉Xét nghiệm nước tiểu có nồng độ protein cao trong thời gian dài có thể là biểu hiện tổn thương thận do bệnh tăng huyết áp. Huyết áp cao làm tổn thương cầu thận, giảm khả năng tái hấp thụ protein dẫn đến protein chảy vào nước tiểu.
Các bệnh tự miễn ảnh hưởng nhiều cơ quan trong đó có thận: 🍸Bệnh tự miễn là những bệnh xảy ra do hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào, cơ quan trong cơ thể là tác nhân gây bệnh nên sản sinh kháng thể tấn công. Một số bệnh tự miễn ảnh hưởng đến thận như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì... gây viêm cầu thận, tổn thương cầu thận, gia tăng nồng độ protein trong nước tiểu.
🎉Định kỳ xét nghiệm protein trong nước tiểu có thể giúp phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tổn thương chức năng thận, qua đó xác định nguyên nhân và phác đồ điều trị sớm. Người bệnh thận định kỳ làm xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh để điều chỉnh liệu trình điều trị, ngăn bệnh tiến triển.
khuyến cáo người đột ngột bị phù chân tay, có tiền sử gia đình mắc bệnh thận; người cao tuổi (trên 65 tuổi); thừa cân béo phì, tiểu đường, cao huyết áp; dùng thuốc kháng sinh thời gian dài... cần làm xét nghiệm định lượng protein niệu để sớm phát hiện các tổn thương chức năng thận, điều trị kịp thời. Bệnh để lâu làm chức năng thận suy giảm nghiêm trọng hơn, nguy cơ phải điều trị thay thế chức năng thận như chạy thận, lọc màng bụng, ghép thận.
Thắng Vũ