Trả lời:
Một số người khi ngồi điều hòa luôn có cảm giác khó chịu với biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu, ho, khó thở, người mệt mỏi. Nhiều trường hợp khởi phátꦇ đợt cấp của hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thực tế, đa phần các loại máy điều hòa lấy chính không khí trong phòng để làm mát, sau đó đưa trở lại phòng. Vì luôn phải đóng kín cửa, không khí trong phòng không được làm mới sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, xơ vải, lông thú vật, phấn hoa, vi khuẩn, virus... Đây đềജu là những tác nhân gây kích ứng da, mắt, đặc biệt là đường thở khi tiếp xúc phải, gây các triệu chứng như sổ mũi, hắt xì, ngột ngạt, khó thở... Triệu chứng dễ gặp hơn ở người có sẵn bệnh hô hấp dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng.
Mặt khác, sử dụng điều hòa khiến không khí trong phòng khô hơn bình thường. Ở quá lâu trong phòng lạnh khiến niêm mạc đườn🔯g hô hấp khô hơn, dễ kích ứng và bị vi khuẩn, virus tấn công. Những người bị viêm xoang ngồi điều hòa thường rất khó chịu vì niêm mạc mũi bị khô lại, gây đau nhức vùng hốc xoang.
Đối với những người làm công việc văn phòng, thường xuyên ra vào giữa 2 khu vực có nhiệt độ chênh lệch quá lớn khiến cơ thể khó thích ứng kịp. Nhiều trường hợp dẫn đến sốc nhiệt, thậm chí đột quỵ♏.
Để giảm những khó chịu khi dùng điều hòa, việc đầu tiên là cần đảm bảo lưu thông kh๊ông khí cho căn phòng. Hằng ngày bạn nên dành 1-2 giờ mở cửa để loại bỏ không khí cũ, 𒊎đưa vào không khí mới. Đồng thời sắp xếp đồ đạc gọn gàng, lau dọn sạch sẽ, thường xuyên hút bụi cho phòng để giảm phát tán mạt bụi, vi khuẩn vào không khí. Thiết bị nên được làm sạch định kỳ 3-4 tháng một lần.
Nhiệt độ điều hòa không nên chênh lệch quá cao so với nhiệt độ môi trường🦩. Tốt nhất, bạn chỉ nên chênh từ 8-10 độ, lý tưởng là mức 26 độ C. Nếu thấy không khí quá khô, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để bù ẩm. Bạn tránh để luồng gió từ điều hòa phả thẳng vào vùng đầu, mặt hay cổ, tốt nhất để luồng gió chếch sang phải, trái hoặc lên phía trên. Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, cần vận động nhẹ nhàng, bước chân ra trước sau đó mới đến thân mình và đầu để phòng ngừa sốc nhiệt.
Riêng với người bệnh hen suyễn, COPD, giãn phế quản, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng thiết bị làm mát phù hợp trong ngày hè để phòng ngừa các đợt cấp. Nếu có các triệu chứng bất thường như ho, khó thở, tức ngực mà không đáp ứng với thuốc cắt cơn♏ thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thạc sĩ, bác sĩ Lã Quý Hương
Khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội