Dưới đây là những lý do có thể khiến bạn dù chung thủy mối quan hệ 1-1 vẫn mắc các 💜bệnh lây qua đường tình dục (STI).
Nhiễm bệnh từ trước
Lý 𒁏do dẫn đến mắc STI không rõ nguyên nhân là một trong hai người đã nhiễm bệnh trước khi bắt đầu mối quan hệ. Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không biểu hiện triệu chứng ngay lập tức.
Các triệu chứng mụn rộp sinh dục (herpes), 𓆉virus u nhú ở người (HPV) và HIV mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới phát tác. Trong khi đó, chlꦓamydia hoặc lậu có thể gây ra các triệu chứng không điển hình, khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Điều trị thất bại
Nhiễm trùng trước đó chưa được chữa khỏi hoàn toàn cũng làm lây lan bệnh. Điển hình là bệnh giang mai, một dạng STI phổ biến, có 4 giai đoạn riêng biệt. Nếu điều trị thất bại ở bất kỳ giai đoạn nào, ౠbệnh có thể tiến triển vô hình và chỉ biểu hiện rõ ràng sau vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm khi các triệu chứng nghiêm trọng phát triển.
Việc điều trị cũng có thể thất bại do kháng kháng sinh. Tình trạng này thường xảy ra với các bệnh tình dục do vi khuẩn như chlamydia. Nếu không dùng đủ liều kháng sinh theo chỉ định, người bệnh có thể bị kháng thuốc, khó chữa hơn khi bệnh tái p𓆏hát.
Sàng lọc chưa đầy đủ
Có hơn 20 bệnh 𒆙lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Mỗi bệnh được chẩn đoán theo cách khác nhau như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, xét nghiệm dịch ở vết loét hoặc dịch tiết ở bộ phận sinh dục, hậu môn💯, miệng.
Các xét nghiệm phổ biến như chlamydia, lậu, giang mai và HIV. Một số 🐎bệnh khác ít phổ biến hơn chỉ được sàng lọc nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao. Bác sĩ có ꩵthể chỉ lấy mẫu xét nghiệm trên bộ phận sinh dục như sàng lọc bệnh lậu, chlamydia, mụn rộp và HPV, mà không kiểm tra miệng, cổ họng hoặc hậu môn. Với những trường hợp này, STI có thể không được phát hiện cho đến khi lây nhiễm sang người khác.
Kết quả xét nghiệm không chính xác
Kế🌳t quả âm tính giả (không mắc bệnh) có thể xảy ra với các xét nghiệm kháng thể phát hiện protein miễn dịch. Trong thời gian ủ bệnh, cơ thể chưa kịp sản xuất đủ kháng thể để phản ứng với nhiễm tꦚrùng, nên xét nghiệm máu cho kết quả âm tính giả.
Đây là lý do các bác sĩ thường kiểm tra thời gian người bệnh n🧜ghi ngờ mình phơi nhiễm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được yêu cầu xét nghiệm lại sau vài tuần để có kết quả chính xác hơn💫.
Nhiễm trùng không triệu chứng
Những người nhiễm chlamydia, lậu, herpes, HIV và HPV thường không có triệu chứng nên không biết mình mắc bệnh và lây nhiễm cho bạn tình. Điều này thường xảy ra với mụn rộp, bởi đây là bệnh nhiễm trùng không thể chữa khỏi, 🍨đa số không có triệu chứng. Virus herpes thường 🌜ở trạng thái tiềm ẩn (không hoạt động) nhưng có thể kích hoạt đột ngột gây bùng phát bệnh từng đợt. Người bệnh phát tán virus qua da và có thể lây nhiễm cho người khác mà không biết.
Người đang có mối quan hệ chung thủy, mắc bệnh lây truyền qua đường tính dục không chứng minh rằng bạn tình có quan♛ hệ ngoài luồng. Sàng lọc bệnh có thể cho biết người lây bệnh, thời điểm xảy ra.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người trưởng thành nên sàng lọc các🔯 bệnh lây qua đường tình dục trước khi bắt đầu một mối quan hệ hoặc sàng lọc vài tháng một lần nếu có nhiều b🦩ạn tình. Phát hiện bệnh sớm giúp điều trị dễ dàng hơn, tránh biến chứng nguy hiểm.
Anh Ngọc (Theo Verywell Health)
Độc giả gửi câu hỏi về da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp |