Trả lời:
Nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao hơn nam giới khoảng 30 lần do khác nhau về cấu tạo đường tiểu. Niệu đạo phụ nữ nằm gần âm đạo và hậu môn nên vi khuẩn từ những vùng này dễ dàng lây lan. Chiều dài niệu đạo ở nữ chỉ khoảng 4 cm (niệu đạo nam giới là 18-20 cm) nên vi khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang dễ dàng, gây nhiễm🐬 trùng tiểu.
Quá trình quan hệ tình dục dễ làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn, âm đạo đến niệu đạo. Nước tiểu có thể loại bỏ các loại vi khuẩn ra khỏi niệu đạo, hạn chế nguy cơ nhiễm ♒trùng tiểu. Do đó, đi tiểu sau khi giao hợp có thể giúp phജụ nữ giảm nhiễm trùng tiểu, nhưng không có tác dụng ngừa thai và phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục do khác biệt về cơ chế xâm nhập vào cơ thể.
Hiện chưa có khuyến cáo nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục bao lâu. Tuy nhiên, bạn nên đi tiểu càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 30 phút sau quan hệ, nhằm sớm đào thải vi khuẩ♊n ra ngoài, ngăn chúng xâm nhập sâu vào hệ tiết niệu. Nếu chưa có cảm giác muốn đi tiể🏅u, bạn có thể uống nhiều nước ấm để kích thích bàng quang hoạt động.
Trường hợp phụ nữ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu sau khi giao hợp có thể không phải là triệu chứng nhiễm trùng tiểu màꦉ do âm đạo bị kích ứng. Tình trạng này có thể giảm sau 1-2 ngày. Nếu phụ nữ có biểu hiện đau bụng dưới, nóng rát khi tiểu, tiểu buốt, nước tiểu có màu đục và mùi hôi, tiểu máu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần,✅ sốt, ớn lạnh kéo dài... cần sớm đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác để điều trị phù hợp và kịp thời.
ThS.BS.CKI Nguyễn Văn Nghĩa
Đơn vị Niệu Nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |