Trả lời:
Vết chai là mảng da khô, cứng hình thành do áp lực hoặc ma sát kéo dài, các lớp da ngoài cùng cứng lại thành một mảng, ít khi đau. Với người không có vấn đề về bàn chân và bệnh lý🍰, vết chai biến mất sau một thời gian tránh áp lực và ma sát lên khu vực đó. Với người bệnh tiểu đường, vết chai không ꦜtự mất đi. Vết chai chân ở người bệnh tiểu đường có thể hình thành do nhiều nguyên nhân bao gồm:
Bệnh thần kinh tiểu đường: Mức đường huyết của người bệnh tiểu đường cao dễ gây tổn thương mạch máu, trong đó có mạch máu dẫn oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi dây thần kinh. Tổn thương mạch máu lâu ngày dẫnꦆ đến tổn thương thần kinh tiểu đường.
Người bị tiểu đường có thể mắc ☂bệnh thần kinh ngoại biên, thần kinh tự chủ, bệnh đám rối rễ thần kinh. Trong đó, bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây biến dạng bàn chân, tăng áp lực tỳ đè bất thường lên chân. Các tế bào của da phản ứng bằng cách tăng cường quá trình sừng hóa, tăng nguy cơ hình thành vết chai. Bệnh thần kinh tự chủ do tiểu đường làm khô da cũng có thể dẫn đến nứt da và chai.
Mang giày dép chưa phù hợp: Các vết chai cũng có thể hình thành do mang giày dép không hợp. Những đôi giày mũi nhỏ làm các ngón chân bị túm lại khi bước, dần tạo ra các biến dạng và áp lực lên bàn chân, hình thành các vết chai. Các vết chai có thể xಞảy ra ở người bình thường nhưng nguy cơ hình thành vết loét từ các vết chai ở người tiểu đường cao hơn.
Các nguyên nhân khác như đứng lâu; đi bộ hoặc chạy trong thời gi🌳an dài và thườnꦰg xuyên; đi bộ sai tư thế như dồn lực vào mép trong hoặc mép ngoài của bàn chân... cũng khiến vết chai hình thành.
Để điều trị vết chai nói riêng và vết loét tiểu đường nói chung, bác sĩ đều hướng đến mục tiêu cải thiện tình trạng vết loét (làm lành, liền vết loét, tưới máu, nhiễm trùng); ưu tiên phương pháp bảo tồn làm lành và phục hồi vết loét, hạn chế cắt cụt chân. Người bệnh cần đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời, tránh nguy cơ tàn phế. Kiểm soát đường huyết và các biến chứng liên quan có v♓ai trò quan trọng trong việc phục hồi vết thương.
Bàn c💖hân tiểu đường là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến cắt cụt chân nếu không điều trị kịp thời. Nguy cơ bị loét bàn chân tiểu đường tăng lên đáng kể ở người bệnh có vết chai.
Vết chai chân ở người bệnh tiểu đường có thể hình thành loét chân và diễn tiến xấu đi do giảm cảm giác bảo vệ bàn chân (cảm giác đau) vì bệnh thần kinh tiểu đường. Điều này khiến người bệnh ít quan tâm đến việc chăm sóc bàn chân, hay không nhận biết kịp thời các vết chai và loét chân. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, cắt cụt chân.
Khi biến chứng nặng, người bệnh phải cắt cụt chân, dẫn đến thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động do tàn phế, áp lực tâm lý lẫn kinh tế. Để phòng hình thành vết chai, người bệnh nên tránh tăng cân; điều trị 🌊các bất thường về dáng đi như bàn chân bẹt (nếu có); mang giày dép vừa vặn; thường xuyên dùng kem dưỡng da để tránh khô da.
Người bệnh cần chú ý giữ tư thế đúng, cân bằng khi đi đứng, mang vớ lót và không đi chân đ🗹ất, hạn chế công việc gây áp lực lên một vùng bàn chân. Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện🍎 sớm các bất thường về hình dạng, vết thương, trầy xước. Không nên ngâm chân lâu trong trước, đặc biệt không ngâm chân vào các loại nước như nước nóng, thảo mộc. Giữ chân khô ráo và sạch sẽ, cắt móng chân ngang không cắt da, không cắt khỏe.
Không nên tự ý xử lý bằng các cách như dùng vật sắc nhọn cắt, cạo, chọc, sử dụng chất có tính axit bào mòn vết chai... Người bệnh khi có bất thường ở chân nên đến bệnh viện có chuyên khoa để được xử lý đúng cách, phòng ngừa nhiễm trùng. Dựa trên nguyên nhân gây chai chân, bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp để giúp người bệnh phòng ngừa chai chân. Ngoài ra, kiểm soát tốt đường huyết cũng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa biếওn chứng bệnh tiểu đường.
BS.CKII Trương Thị Vành Khuyên
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp |