Trả lời:
Hội chứng Cushing ở trẻ em là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol. Hormone này được sản xuất ở vỏ tuyến thượng thận, có nhiều vai trò như phản 𓃲ứng lại với viêm, ổn định huyết á💫p, đường huyết.
Bện🍃h xảy ra do nhiều nguyên nhân như bất thường ở tuyến thượng thận gây sản xuất quá nhiều cortisol, rối loạn nội tiết do di truyền. Trẻ dùng thuốc chứa corticoid (thuốc giảm đau, trị viêm nhiễm, thuốc bôi da, thuốc xịt mũi) trong thời gian dài hoặc sử dụng một số thuốc chữa các bệnh mạn tính như hen suyễn, viêm ru🦹ột, lupus, viêm khớp dạng thấp, ung thư... cũng có khả năng cao mắc bệnh.
Triệu chứng hội chứng Cushing ở trẻ gồm tăng cân nhanh, tích tụ mỡ ở mặt, cổ và gáy, tăng trưởng chậm, 🅰ít phát triển chiều cao, da mỏng, rạn da, yếu xương, thay đổi tâm trạng, nổi mụn, mệt mỏi, bầm tím, huyết áp cao.
Một số bé gái mắc hộ🏅i chứng này có thể mọc lông nhiều, kinh nguyệt không đều hoặc không có. Bé trai dễ bị vô sinh khi mắc hội♛ chứng này từ nhỏ.
Trẻ mắc bệnh không được điều trị ⛦kịp thời gây các biến chứng như chậm phát triển chiều cao, hệ thống miễn dịch suy yếu, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp.
Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm nước tiểu 24 giờ, xét nghiệm corဣtisol vào sáng sớm, xét nghiệm ACTH (một loại hormone do thùy tuyến yên tiết ra) để chẩn đoán bệnh.
Bạn nên đưa con đến phòng khám có chuyên khoaꦺ Nội tiết để kiểm tra. Nếu đúng là hội chứng Cushing, bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh này như sau:
Phẫu thuật: Trẻ có khối u trên tuyến thượng thận hoặc tuyến yên làm sản xuất quá mức cort🌳isol có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ. Một số ít t🍒rường hợp, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.
Sử dụng thuốc: Có tác dụng ngăn sản xuất quá mức hormone cortisol. Phương pháp này áp dụng cho trẻ có bất thường ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên🏅. Nếu trẻ bị rối loạn tự miễn dịch và đang dùng thuốc corticoid lâu dài có thể cần phải thay đổi liều lượng và tần suất dùng thuốc. Người bệnh nên tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi để tránh biến chứng.
Trẻ có thể phòng ngừa 𝓀qua chế độ ăn uống lành mạnh, tiê𒈔u thụ ít mỡ, tăng cường đạm và rau củ quả. Tăng cường vận động, thể dục thể thao. Phụ huynh nên cho con khám sức khỏe định kỳ, không để trẻ dùng quá nhiều thuốc chứa corticoid trong thời gian dài, không tự ý mua thuốc hay điều chỉnh thuốc.
BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết - đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp |