Trả lời:
Trong phẫu thuật thay khớp gối, bác sĩ cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư và tái tạo bằng vật liệu nhân tạo. Phương phápꦗ này giúp bảo vệ và tránh tình trạng các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi di chuyển, hạn chế đau tối đa cho người bệnh. Thay khớp còn sửa chữa các biến dạng của khớp, trục chi (nếu có), giúp di chuyển dễ dàng hơn.
Tùy vào phương pháp thay khớp gối và tình trạng của người bệnh mà thời gian phục hồi khác nhau. Với các kỹ thuật và loại khớp nhân tạo tại TP HCM như đường mổ ít xâm lấn, đường mổ lối trước, khớp chuyển động kép, xoay trục động h🔯ọc..., người bệnh gần như không còn cảm thấy đau. Ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể đi lại ngay, bắt đầu tập vật lý trị liệu vào hôm sau.
Thông thường sau khi thay khớp gối, người bệnh cần thời gian để lành vết thương, xương bám hết vào khớp gối mới, từ đó lấy lại tầm vận động. Ba tháng sau phẫu thuật thay khớp gối là giai đoạn quan trọng của tập phục 🌱hồi chức năng và vật lý trị liệu. Người bệnh cần tuân🅷 thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ trong việc tập luyện để giảm đau và nhanh chóng đi lại nhẹ nhàng, thoải mái.
Trong sinh hoạt hàng ngày, chỉ được ngồi trên các loại ghế có tay vịn, tuyệt đối không quỳ൲ gối, ngồi xổm, vặn người, nhảy hoặc tập quá sức; tránh nâng vật có trọng lượng quá 10 kg trong ba thán🅠g đầu sau mổ.
Nếu sau ba tháng vẫn còn đau, anh cần tái khám để kiểm tra, vì ở thời điểm này, đ🍸au phải giảm trên 80%. Nếu anh có các biểu hiện như sốt trên 38 độ; vết mổ tấy đỏ, nhức, có tiết dịch; màu sắc và nhiệt độ ở chân bên mổ thay đổi; chảy máu cam hoặc có máu trong nước tiểu; té ngã, ảnh hưởng đến vết mổ... cần khám lại.
ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học
Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng quát
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |