Văn hóa nhường nhịn khi tham gia giao thông là một điều thường thấy ở các nước phát triển. Thế nhưng tại Việt Nam, đây dường như vẫn còn là điều xa xỉ với phần đông tài xế. Như vụ việc mà tôi mới gặp phải hôm nay trên con phố🍸 nhỏ (chỉ vừa đủ cho hai làn xe) trước nhà mình. Thấy ngoài phố xôn xao, ồn ào, tôi chạy ra xem thì thấy hai tài xế ôtô đang cãi nhau inh ỏi, trong khi đám ông khác cố can ngăn.
Chuyện là hai chiếc xe chạy theo hai hướng ngược nhau, tới khúc này, vì một xe khác đỗ bên đường nên hai tài xế không thể cũng đi qua một lúc. Nhưng thay vì một bên chấp nhận lùi lại một chút để nhường người còn l🥃ại qua trước, thì cả hai lại thi gan với nhau, quyết đòi đi trước cho bằng được. Kết quả, sau một màn đấu còi, đấu khẩu, hai bên tính nhảy bổ vào nhau để phân thắng thua bằng nắm đấm.
Chứng kiến hành động tranh ಌgiành nhau từng mét đường của hai tài xế trong vụ việc trên, tôi thấy buồn cho văn hóa giao thông của nhiều người Việt. Vấn đề này không đơn thuần là ai đúng, ai sai, mà là chuyện ai chịu thiệt một chút, 𓆉ai chịu nhún nhường vì mọi người xung quanh. Sự việc trên có lẽ đã chẳng có gì đáng bàn nếu một trong hai tài xế chủ động lùi xe lại một vài mét, chấp nhận thiệt vài ba giây, để xe đối diện đi qua trước. Khi ấy, cả hai sẽ cùng thoát nhanh, con đường cũng không bị ách tắc. Thế nhưng, họ lại chọn cách tranh giành, suýt ẩu đả chỉ vì không muốn nhường đường. Để rồi cả con phố ùn tắc theo, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tới bao nhiêu con người khác.
Các khóa đào tạo lái xe ở Việt Nam hiện nay dường như vẫn chỉ tập trung dạy luật và kỹ năng điều khiển xe chứ gần như không đề cập tới cái gọi là văn hóa giao thông - thứ không thể thiếu trong một xã hội văn minh. Tuổi thơ tôi cũng như rất nhiều người khác đã được học về câu chuyện "Hai con dê qua cầu", chỉ vì không con nào nhường nhịn đối phương mà dẫn đến ẩu đả, khiến cả hai cùng rơi xuống sông. Thế nhưng, bài học vỡ lòng về hành vi ứng xử cơ bản trong đời sống này lại không được nhiều người ghi nhớ và áp dụng trong t💯hực tế. Vậy nên mới dẫn đến chuyện cả con phố ách tắc vì hai tài xế không chịu nhường đường, hay cả ngã tư hỗn loạn vì các tài xế giành nhau từng giây đi trước...
>> 'Vành đai 3 ùn tắc vì tài xế chiếm làn khẩn cấp'
Mỗ꧑i người dân khi tham gia giao thông, ngoài việc trang bị kiến thức an toàn giao thông, còn rất cần văn hóa ứng xử. Học cách nhường nhịn, tôn trọng nhau khi lái xe; không chạy lên vỉa hè, lấn làn, ngược chiều để thoát nhanh khỏi đoạn đường đông; không cố vượt vài giây đèn đỏ; ưu tiên nhường nhịn cho người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em... đó mới là cách tham gia giao thông chuẩn mực và văn minh.
Muốn vậy, chúng ta phải giáo dục ý thức ngay từ nhỏ cho trẻ bằng chính tấm gương của cha mẹ. Chính những đứa trẻ hằng ngày thấy cha mẹ mình vượt đèn đỏ, leo vỉa hè, ẩu đả trên đường... sau này lớn lên sẽ trở thành bản sao tương tự. Và cứ thế, vô tình chúng ta truyền lại thứ ý thức tha▨m gia giao thôn♑g tệ hại từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành thói quen khó sửa trong văn hóa giao thông của người Việt.
Để có văn hóa giao thông, tôi nghĩ rất cần phải có sự tự giác của mỗi người. Hiện vẫn còn rất nhiều người khi thấy cảnh sát giao thông trê🐼n đường sợ mới đi đúng, không vi phạm luật. Còn không, họ sẵn sàng vượt đèn đỏ, leo l🌱ên vỉa hè, phóng bạt mạng... Do đó, chúng ta phải giáo dục để mỗi người tự cảm thấy xấu hổ, thấy mình không giống ai khi có hành vi không đẹp. Việc xây dựng ý thức khi tham gia giao thông không đơn giản, phải đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh từ sớm.
Hy vọng "văn hóa nhường nhịn" sẽ đượಌc người Việt coi trọng hơn để bức tranh giao thông Việt Nam không còn quá xấu xí và u ám💛 như hiện nay.
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.