Cục Quản lý khám Chữa bệnh, Bộ Y tế, ngày 22/6, cho biết các cơ sở ❀khám chữa bệnh đang gặp khó khăn khi thiếu dung dịch cao phân tử HES 200.000, Dextran 40 để chống sốc sốt xuất huyết. Đặc biệt, tại khu vực phía Nam dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát nhưng hầu hết các tỉnh thành thiếu hai loại dịch truyền này (miền Bắc và miền Trung chưa có nhu cầu do ♑chưa vào mùa bệnh).
Tại TP HCM - địa bàn nhiều ca sốt xuất huyết nhất nước, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) cho biết đơn vị đang thiếu dịch truyền Dextran do nhà cung cấp không còn, phải ch🌌ờ thêm 6 tháng; còn thuốc dự trù từ năm 2021 đã hết hạn, phải hủy bỏ. Để điều trị cho bệnh nhân đang tăng từng ngày, bệnh viện phải thay thế Dextran bằng dung dịch cao phân tử khác là HES 130.000 kết hợp albumin. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án "chữa cháy" trong tình huống khẩn cấp bởi dung dịch albumin có giá cao, không thuộc danh mục được bảo hiểm y tế chi trả, nên người dân phải tự thanh toán.
Tương tự, dược sĩ Lê Phước Thành Nhân, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thông tin nơi này không đấu thầu được thuốc hai năm nay, còn thị trường cả nước đã hết hàng. Vừa qua, bệnh viện đã liên hệ được với một công ty nhưng đến tháng 7 mới có sản phẩm cung cấp. Trong thời gian chờ đợi thuốc Dextran, các bác sĩ sử dụng cao phân tử HES 130.0𝓡00 hoặc truyền tiểuꦛ cầu.
Sốc sốt xuất huyết là một biến chứng nặng của sốt xuất huyết, với biểu h🍷iện tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, tiểu ít, nổi vân tím... Khi người bệnh vào sốc, nhân viên y tế phải xử trí chống sốc ngay, trong đó có truyền cao phân tử.
Dịch truyền cao phân tử là một trong số thuốc điều trị sốc sốt xuất huyết quan trọng được phác đồ Bộ Y tế hưဣớng dẫn. Theo đó, các dung dịch cao phân tử được áp dụng để điều trị sốc sốt xuất huyết gồm Dextran 40, Dextran 70 và HES 200.000 dalton. Tuy nhiên, trước thực tế thiếu các dung dịch trên, các chuyên gia đề xuất sử dụng HES 130.000 daltol 6% hoặc Gelatin succninylated 4% thay thế.
Tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết tại TP HCM trong 7 năm
Đồ họa: Hoàng Khánh
Lý giải việc thiếu dịch truyền cao phân tử, đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, HES 200.000 đã ngừng sản xuất trên thế giới, trong khi Dextran 40 và Dextran 70 chưa được cấ🔥p phép lưu hành hoàn toàn tại Việt Nam. Hồi năm 2020, Cục đã cấp giấy phép khẩn cấp cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương (CPC1) nhập khẩu 50.000 túi dịch truyền Dextran 40 để phục vụ điều trị sốt xuất huyết. Thực tế, CPC1 đã nhập 9.000 túi, hiện còn tồn kho gần 3.500 tú༒i đã hết hạn sử dụng, đang chờ hủy.
Nguyên nhân thuốc hết hạn là chờ thủ tục quá lâu. Cụ thể, Dextran 40 thuộc loại hiếm, chỉ một công ty🔯 ở Thái Lan cung ứng được cho Việt Nam. Công ty này yêu cầu CPC1 đặt hàng trước 6-9 tháng do họ không có sẵn nguyên liệu. Theo đó, nếu sản xuất nhanh nhất, kh💛i thuốc về kho của CPC1 thì hạn dùng còn 15-16 tháng. Lúc này, các bệnh viện phải thực hiện quy trình đấu thầu, mua sắm thuốc kéo dài thêm 5-6 tháng, nên hạn dùng của Dextran 40 chỉ còn khoảng 10 tháng.
Lý do khác là, nhiều bệnh viện lấy số lượng Dextran 40 thấp hơn rất nhiều so với số CPC1 dự kiến, thậm chí có cơ sở y tế không lấy hàng theo kế hoạch, khiến lượng tồn kho của công ty lên tới gần 3.500 túi - thiệt hại khoảng hai tỷ đồng. Đi♔ều này 🀅khiến CPC1 lo ngại, chưa có kế hoạch tiếp tục nhập khẩu Dextran dù đang có nhiều đơn đặt hàng mới.
Còn vềꩵ phía bệnh viện, nguyên nhân không lấy thuốc là thời gian chờ quá dài, không đáp ứng đúng thời điểm họ cần; Covid-19 kéo dài năm 2020-2021 nên nhu cầu dùng thuốc các bệnh khác đều giảm; thủ tục đấu thầu còn phức tạp...
Hiện, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã hướng dẫn thay thế Dextran bằng dịch HES 130.000 dalton trong điều trị; đề nghị các bệnh viện tiếp nhận thuốc cận hạn, hạn dưới ba tháng; dự trù mua sắm, ký hợp đồng từ 6 tháng trước khi bắt đầu thời điểm dịch bệnh để ꩵcó nguồn hàng cung ứng kịp thời. Ngoài ra, Cục sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán với công ty Thái Lan để nhập thuốc nhanh.
Tính đến ngày 22/6, toàn quốc ghi nhận hơn 9.300 ca sốt xuất huyết, 29 người đã 🎶tử vong. So với tuần trước, số mắc tăng 7,8% và tập trung chủ yếu ở miền Nam. Trong đó TP HCM chiếm 23%, 8 tỉnh khác chiếm 69%, trong tổng số mắc cả nước. Nguyên nhân đ👍ược cho là miền Nam năm nay mưa sớm, trùng với chu kỳ (3-4 năm một lần) bùng dịch của sốt xuất huyết. Dự báo trong thời gian tới số ca mắc còn tăng nhiều.
Chi Lê - Thư Anh