Ông Phong là bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM được tán sỏi bằng loại ống soi mềm kích thước siêu nhỏ. Ngày 14/5, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, 🐷Trưởng khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam học, cho biết loại 𓄧ống soi mới này được dùng để điều trị sỏi thận cho bệnh nhân hẹp niệu quản.
Loại ống mềm thường dùng đường kính khoảng 3,1 mm. Trước phẫu thuật 2-4 tuần, người bệnh được đặ🎀t ống thông tiểu sonde JJ để nong rộng niệu quản giúp ống dễ tiếp cận sỏi. Khi dùng ống mềm mới đường kính chỉ 2,5 mm như ông Phong, người bệnh không cần phải đặt sonde JJ trước phẫu thuật, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí. Nhờ kích thước nhỏ, ống có thể vượt qua đoạn niệu quản hẹp để tiếp cận và tán sạch sỏi thận cho người bệnh.
Ông Phong c🅘ó viên sỏi kích thước khoảng 12-14 mm trong thận trái, uống thuốc không đỡ, từng 3 lần tán sỏi bằng các phương pháp khác bất thành. 6 tháng trước, ông đến bệnh viện địa phương tán sỏi nội soi niệu quản. Sau mổ, 🌠vị trí tán sỏi bị nhiễm trùng, gây hẹp niệu quản, thận ứ nước và vẫn còn sỏi.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bác sĩ Đức chỉ định bệnh nhân nội soi tán sỏi ngược dòng với ống mềm có đường kính khoảng 3,1 mm. Tuy nhiên, niệu quản của ông Phong tại vị trꦬí tán sỏi lần trước bị chít hẹp gần hoàn toàn, khiến ống soi mềm không thể đi qua🐲 để tiếp cận sỏi thận. Bác sĩ chỉ định đặt lưu ống thông sonde JJ để nong rộng chỗ hẹp, sau 5 tháng tình trạng không cải thiện.
Người bệnh được chuyển sang phương pháp tán sỏi ngo🌱ài cơ thể ♏bằng sóng xung kích (ESWL) nhưng viên sỏi quá cứng, sóng xung kích không thể làm vỡ.
Nhờ sử dụng loại ống soi mềm🐻 mới siêu nhỏ, bác sĩ tán sạch sỏi cho ông Phong sau 60 phút. Một ngày sau phẫu thuật, ông Phong không đau, đi lại v♑à ăn uống bình thường, được xuất viện.
Theo , nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống mềm là phương pháp hiện đại, xâm lấn tối thiểu, điều trị được những viên sỏi nằm ở vị trí khó tiếp cận, khô༒ng tổn thương chức năng thận, ít biến chứng, không đau, người bệnh phục hồi nhanh sau mổ.
Sỏi thận là loại thường gặp nhất trong các loại sỏi tiết niệu. Việt Nam ghi nhận khoảng 2-12% người bị sỏi tiết niệu, trong đó khoảng 40% là sỏi thận. Người bệnh có thể đau tức hông lưng kéo dài, phát sinh cơn đau quặn thận, tiểu máu, tắc nghẽn dòng nước tiểu..🐽.
Người bệnh có sỏi nhỏ hơn 5 mm có thể uống thuốc kết hợp uống nhiều nước để sỏi tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Với ඣsỏi lớn hơn, tùy trường hợp bác s💙ĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích, nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống cứng hoặc ống mềm, tán sỏi qua da hoặc mổ mở.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |