Thông tin này được cá🦹c chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị khoa học Hội Hô hấp Việt Nam - Hội Phổi Pháp Việt, sáng 4/11.
Hội nghị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp và 30 năm hợp tác y tế Pháp - Việt. Hơn 1.000 chuyên gia, bác sĩ từ Việt 🌱Nam, Pháp, Austꦗralia cùng bàn các giải pháp quản lý kháng kháng sinh và tổn thương phổi sau Covid-19.
Thầy thuốc nhân dân, giáo sư, tiến sĩ Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nói rằng Việt Nam là một trong các quốc gia những năm gần đây gia tăng kháng kháng sinh. Nguyên nhân là sử dụng kháng sinh không hợp lý như kê đơn không hợp lý, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa tốt, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng... Đặc biệt, việc người dân tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, tự ý tăng giảm hoặ𓃲c bỏ liều cũng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Trong đại dịch Covid-19, nhi🀅ều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, lao không được chẩn đoán và điều trị do các phòng khám ngoại trú đóng cửa. "Người dân lo sợ, hạn chế đi khám, do đó có thể mầm bệnh không được ngăn chặn triệt để, nguy cơ lây lan và kháng thuốc", cho biết.
Thầy thuốc ưu tú, phó 🥀giáo sư, tiến sĩ Chu Thị Hạnh, Phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết những kháng sinh đầu tay ưu tiên được lựa chọn cho điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng có ba loại chính là nhóm penicilin, nhóm cephalosporin và nhóm macrolid. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã công bố tại Việt Nam và thế giới cho thấy hiện nay độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các k♓háng sinh này có xu hướng giảm dần, thậm chí mức độ đề kháng đang ở mức cao, đáng báo động.
Trong một phân tích năm 2021, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ báo cáo tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (HAI) ở nước này tăng cao hơn đáng kể vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Trong số này, nhiều loại có khả năng kháng 🧸kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Một số nghiên cứu khác về đề kháng kháng sinh sau đại dịch Covid-19 như nghiên cứu ở Hàn Quốc, Mỹ cũng cho thấy gia tăng vi khuẩn kháng thuốc sau đại dịch.
Báo cáo tại hội nghị, GS.TS Hans Liu, Bệnh viện Bryn Mawr, Mỹ, cho biết thế giới đang thiếu các phát minh về nhóm kháng sinh mới. Hơn 10 năm trở lại đây không có phát minh về kháng sinh mới, trong khi số lượng vi khuẩn kháng kháng sinౠh gia tăng mạnh, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. "Dùng kháng sinh tốt nhất cho chỉ định, ngừng dùng kháng sinh khi không còn cần thiết với liệu trình ngắn hơn để giảm đề kháng kháng sinh", GS Hans nói.
GS Châu cho biết: "Sử dụng kháng sinh hợp lý, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ sở ngoài bệnh viện, chẳng hạn như nhà điều d🦂ưỡng và các cơ sở chăm sóc dài hạn, phòng bệnh chủ động bằng tiêm chủng vaccine giúp giảm gánh nặng kháng kháng sinh".
Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia còn bàn luận sâu về thực trạng tổn thương trên phổi ở người mắc Covid-19 kéo dài. Theo PGS Hạnh, thời gian của Covid-19 kéo dài không chỉ là vài tháng như nhiều người bệnh vẫn nghĩ. "Không ít trường hợp 1-2 năm vẫn còn tổn thương phổi do Covid-19 để lại", PGS Hạnh nói.
Di chứng trên phổi ở bệnh nhân Covid-19 kéo dài biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ khó thở cho đến tổn thương phổi nặng, phải phụ thuộc vào máy thở. Một số triệu chứng kéo dài dai dẳng thường gặp nhất là khó thở, giảm khả năng vận động và giảm oxy máu, ho kéo dài, đa♎u ngực. Ở người bệnh Covid-19 nặng, sau khi khỏi còn có thể gặp di chứng xơ phổi.
Phát𒐪 🌠biểu tại Hội nghị, PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nhờ có sự phối hợp tích cực giữa Bộ Y tế và các hiệp hội chuyên ngành, đặc biệt là chuyên ngành hô hấp, cuộc chiến chống Covid-19 đã đạt nhiều thành quả. Việt Nam đã chính thức chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Tuy nhiên thách thức vẫn còn nhiều. Những năm qua, các nhà khoa học chuyên ngành hô hấp Việt Nam đã tăng cường, hợp tác khoa học quốc tế để cập nhật kiến thức khoa học về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý hô hấp.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nêu thực trạng hiện nay bệnh lý hô hấp ngày càng phức tạp. Ngoài các bệnh kinh điển còn xuất hiện những bệnh mới nổi chưa từng có trước đây, gây kꦆhó khăn cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh. Diễn biến phức tạp khó lường của các bệnh hô hấp nhiễm trùng, tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng làm cho công tác chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Hội Hô hấp Việt Nam đã đóng góp không nhỏ trong việc t⛄ăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa cho bác sĩ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Hội nghị năm nay có 137 bài báo cáo của gần 90 chuyên gia, bác sĩ, trong đó hơn một nửa đến từ Việt Nam, Pháp, Mỹ, Nhật, Australia. Nhiều chủ đề thiết thực được thảo luận như cập nhật chẩn đoán, điều trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, ngừng thở khi ngủ, bệnh lý phổi kẽ..., vấn đề hô hấp nhi và phẫu thuật lồng🉐 ngực.
Nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới được chia sẻ như nội soi phế quản siêu âm, thở máy không xâm nhập điều trị ngưng thở khi ngủ, phẫu thuật phổi ít xâm lấn, sinh thiết phổi chẩn đoán sớm ung thư phổi, can thiệp nội mạch trong một số bệnh lý hệ hô hấp như thông động tĩnh mạch, chiến🐼 lược dự phòng và điều trị viêmꦫ phổi bệnh viện.
"Đây là cơ hội cho các bác sĩ trong và ngoài nước cập nhật những tiến bộ 💜mới nhất của thế giớ༺i trong chuyên ngành hô hấp, nhận diện những thách thức mới trong khám chữa bệnh giai đoạn sau Covid-19", PGS Hạnh cho biết.
Hoài Phạm
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |