ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, c🍰ho biết, táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa, với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu; trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở người trên 65 tuổi, chiếm khoảng 30-40%. Phụ nữ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đế🅷n tình trạng đi phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Bác sĩ Hậu chia sẻ thêm, từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về táo bón khác nhau. Thông thường, táo bón ở người lớn là việc không đi đại tiện quá ba ngày; ở trẻ em là một tuần không thể đi đại tiện ba lần. Trong chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ thường chia táo bón thành hai nhóm là táo bón nguyên phát và táo bón 🧸thứ phát.
Nguyên nhân
Mỗi nhóm táo bón do các nguyên nhân khác nhaꦅu gây ra bao gồm:
Nguyên nhân nguyên phát
Táo bón có nhu động bình thường: nguyên nhân do rối loạn cơ chế t💞ống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.
Táo bón có nhu động chậm: khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đ🎐ại tiện.
Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, cần hỗ tr♏ợ mới tống phân ra ngoài hết được.
Nguyên nhân thứ phát
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành ph🐻ần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
Mắc bệnh lý thực thể: nếu mắc các bệnh nứt hậu môn,🦩 tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết ꦰkhối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.
Mắc bệnh lý toàn thân: mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì cũng gây𓂃 táo bón.
Mang thai: sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩ🌳m giàu đạm)... đều ảnh hưởng đến nhu động ꩲruột dẫn đến táo bón.
Dùng một số loại thuốc: thuốc chống trầmᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ cảm; 🌞thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật... có thể gây táo bón.
Theo bác sĩ Hậu, hầu như ai cũng từng bị táo bón 🦋ít nhất một lần trong đời, người trên 60 tuổi, phụ nữ và phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao hơn. Điều này đồng nghĩa nhóm người này cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn để giảm♐ nguy cơ mắc bệnh táo bón.
Dấu hiệu
Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏ🐽n mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng, cụ thể hơn:
Dấu hiệu táo bón ở người lớn: quá ba ngày không thể đại tiện,♌ chướng🔥 bụng, rặn nhưng không đại tiện được hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: không thể đi đại tiện ba lần mỗi tuần, chướng bụng, đại 🧜tiện khó. Mỗi 🉐khi đại tiện, trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới một tuổi 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười ăn hoặc bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng.
Chẩn đoán, điều trị
Nếu việc chẩn đoán lâm sàng không giúp phát hiện táo bón, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu và phân, chẩn đoán hình ảnh (CT), (MRI), nội soi đại tràng, đo áp lực hậu ღmôn trực tràng, các xét nghiệm chức năng ruột khꦕác.
Bác sĩ Hậu cho biết cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra táo bón để lựa chọn phương pháp điều t𒀰rị cụ thể. Nhưng về cơ bản, điều trị táo bón sẽ thường bao gồm:
Chế độ ăn uống: người bệnh nên uống đủ hai lít nướ♎c mỗi ngày, bao gồm cả uống các loại nước ép trái cây; tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc ꦇnguyên cám, ăn thức ăn lỏng như cháo, súp; không ăn các loại quả xanh chát; không uống nước ngọt đóng chai, không ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường, không uống rượu, bia...
Vận động: người bệnh nên tập 30 phút thể dục mỗi ngày. Kh🥂i di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột cũng được hoạt động nhiều hơ⛎n giúp thúc đẩy tiêu hóa.
Không nhịn đi đại tiện: trì hoãn đại tiện sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng, càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh💦 cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ mỗi ngày để hình thành giờ sinh học cho cơ thể. Điều này giúp cho việc đại tiện luôn đều đặn trong một khung giờ mỗi ngày.
Thuốc: một số loại thuốc nhuận tràng có thể giúp chữa trị táo bón. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc theo kê🔯 đơn của bác sĩ, nhất là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Lưu ý, không được dùng bất kỳ loại thuốc điều trị táo bón nào cho trẻ sơ sinh.
Thụt hậu môn: có thể được áp dụng khi đại tiện không thể thực𓃲 hiện. Thuốc thụt hậu môn và phương pháp thụt, người bệnh nên nắm kỹ trước khi áp dụng, nhất là áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai nhằm tránh tổn thương vùng hậu môn trực tràng và ảnh hưởng đến thai nhi.
Phẫu thuật: một số tình trạng táoꦡ bón có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật như ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ mãn tính.
"Nguyê🉐n nhân khiến 90% các trường hợp táo bón dù đã tự điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung chất xơ nhưng vẫn không cải thiện là do rối loạn tống phân, mất phản xạ đại tiện, co thắt hậu môn, đờ đại tràng, hội chứng tắc nghẽn đường ra, táo bón do dùng thuốc", bác sĩ Hậu nói.
Biến chứng của táo bón lâu ngày
Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứnꦡg ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung như: sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ), rách da ở hậu môn (nứt hậu môn), phân không thể tống ra 💖ngoài được (phân áp lực), ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)...
Táo bón kéo dài cũng ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và trí não. Trẻ cũ♐ng bị ảnh hưởng tâm lý do táo bón gây khó chịu, quấy khóc nhiều dẫn đế🌌n mệt mỏi, ngủ không ngon giấc.
Cách phòng ngừa
Ngoài nguyên nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa thì táo bón chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống mất cân bꦯằng dinh dưỡng, ít vận động hoặc căng thẳng, stress quá mức. Theo đó, ngoài uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, người bệnh nên:
- Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm tăng cường rau xanh, trái câ൩y và ngũ cốc nguy𓃲ên cám.
- Hạn chế các ăn các thực phẩm không lành mạn🍎h như thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc động vật, đồ ăn công nghiệp, nước ngọ♕t đóng chai, bia, rượu, hút thuốc lá, các loại quả xanh, chát.
- Vận động ít nhất ba giờ mỗi tuần.
- Tránh căng thẳng, trầm cảm, stress.
- Không ngồi bồn cầu quá lâu, không rặ🐬n khi đại tiện.
-𝓰 Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ hàng ngày.
- Đối với trẻ uống sữa bột, ngừng hoặc đổi loại sữa trẻ đang 🍸uống hiện tại có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Chủ động đến bệnh khám sức khỏe giúp tầm soát và điều trị sớm các bệnh lý là nguy🃏ên nhân gây ra táo bón như trĩ, nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn; các bệnh về thần kinh hoặc tuyến♈ giáp...
Bác sĩ Hậu cho biết thêm, đa số người bệnh táo bón có thể tự điều trị tại nhà. Song người bệnh cần 𝕴đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị nếu gặp phải các tình trạng như táo bón kèm theo co thắt và đau bụng dữ dội; táo bón kéo dài hai tuần không khỏi mặc dù đã áp dụng nhiều𒈔 biện pháp chữa trị khác nhau tại nhà; trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quấy khóc nhiều, bỏ bú, sụt cân nhanh...
Ngọc An