Phó giáo sư Rasa Kazlauskaite (Đại học Rush, Mỹ) chia sẻ trên Everyday Health, tập thể dục tác động tích cực đến việc quản lý lượng đường trong máu. Theo đánh giá đăng trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings năm 2020, bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể giảm sự phụ thuộc vào thuốc hạ đường huyết và insulin nếu có thói quen vận động thể c🌺hất.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị, người mắc tiểu đường type 2 n💝ên dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình trở lên mỗi tuần. Người bệnh nên🌼 tập ít nhất ba ngày và hạn chế ngừng tập hai ngày liên tiếp. Nếu tập thể dục cường độ cao thì 75 phút mỗi tuần là đủ.
Các bài tập như tăng sức đề kháng hoặc sức mạnh nên thực hiện ít nhất hai hoặc ba ngày, tốt nhất là những ngày không liên tục. Thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu và luyện tập sức mạnh có lợi hơn nhiề๊u trong việc cải thiện insulin so với bài tập đơn thuần. Tập thể dục hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tác động đến các yếu tố như:
Hấp thụ glucose dư thừa: Các hoạt động thể chất giúp 🐭giảm lượn🐟g đường cao trong máu, kích thích sự hấp thu glucose từ máu và các cơ quan. Một số nghiên cứu cho thấy, đi bộ sau mỗi bữa ăn tốt cho người có đường huyết cao.
Xây dựng cơ bắp: Theo Everyday Health, 70-80% lượng gl💮ucose chuyển đến cơ bắp sau khi bạn ăn. Khối lượng cơ càng thấp sẽ cản trở🎉 khả năng đào thải glucose khỏi máu.
Cải thiện tình trạng thừa cân: Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện chỉ số xét nghiệm máu HbA1C (đánh giá mức độ ổn định đường huyết trong 3 tháng gần đây). Áp dụng chế độ ăn uống dinh dưỡng kết hợp thường xuyên tập thể dục có thể✱ đốt calo, duy trì lượng cơ bắp hợp lý. Nó còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giảm cân.
Giảm mỡ bụng: Mỡ bụng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2. Những tế bào mỡ này dự trữ năng lượng gây thừa cân sau thời gian dài tích tụ. Chúng còn sản xuất và giải phóng hóa chất, hormone khiến cơ thể khó sử dụng insulin. Nếu giảm mỡ bụng, các chuyên gia khuyên rằng bài tập nâng cao sức đề kháng (nhảy dây, hít đất, gập bụng...) là hình thức có lợi đối với trường hợp kháng insulin. Ngoài việc kiểm soát lượng đường trong máu và mức insulin, tập thể dục còn♍ làm chậm hoặc ngăn sự tiến triển của bệnh t🅠iểu đường type 2.
Có lợi cho tuần hoàn máu: Khi tập thể dục, cơ bắp của bạn giải phóng hợp chất có lợi cho mạch máu và tuần hoàn. Nhiều oxy và chất dinh dưỡng đến được nơi chúng cần đến, hạn chế nguy cơ mắc bệnh thần kinh liên quan đến tiểu 𓃲đường, mất thị lực và các vấn đề tim mạch. Nó cũng hỗ tr🎃ợ sức khỏe khớp, cải thiện cholesterol và huyết áp.
Giảm viêm: Viêm khớp có thể là nguyên nhân gây ra sự tiến triển của bệnh tiểu đường và các tình trạng như xơ vữa khớp (tích tụ mảng bám động mạch), suy giảm nhận thức, thoái hóa khớp... theo tạp chí Tim mạch châu Âu. Thường xuyên👍 vận động thể chất cải thiện mức độ viê🎀m mạn tính và tác động tiêu cực của nó.
Phục hồi chức năng thần kinh: Trong nghiên cứu nhỏ ở Ấn Độ, nam giới và phụ♔ nữ giảm đáng kể các cơn đau liên quan đến bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh chỉ trong 10 tuần tập thể dục. Đau khớp liên quan♛ đến bệnh tiểu đường và dẫn đến hạn chế khả năng vận động. Nguyên nhân không phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng tổn thương thần kinh, bệnh động mạch và trọng lượng cơ thể dư thừa có thể tác động và tập thể dục có thể giúp hạn chế các tình trạng này.
Khi mới bắt đầu, bạn nên chọn những bài tập có cường độ nhẹ như đi bộ, làm việc vặt trong nhà... Mục tiêu từ 45 phút mỗi tuần, tăng dần lên 60-75 phút và duy trì ở mức 150 phút. Việc nâng dần thời gian luyện tập giúp giảm đau nhức, chấn thương và tạo thói quen tốt cho sức khỏe. Nếu bạn bị tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường thì nên cân nhắc những hình thức vận động như đạp xe, chạy bộ, bơi lội. Theo Everyday Health, các bài tập đa chức năng như squats, hít đất, nâng tạ tại chỗ... kiểm soát đường huyết tốt hơn và có thể ngăn ngừa biến ꧑chứng của bệnh tiểu đường.
Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập🐲 tránh tăng hoặc hạ đường huyết. Bác sĩ điều trị sẽ dựa vào tình trạng từng cá nhân mà lên kế hoạch luyện tập phù hợp.
Nhi Tiêu
(Theo Everyday Health)