Kênh truyền hình Danish Radio của Đan Mạch hôm 26/9 phát sóng bộ phim tài liệu cho thấy tàu chiến tối tân HDMS Lauge Koch của nước này được đóng ở Ba Lan và sử dụng nguồn lao động Triều Tiên. Điều nay đồng nghĩa với việc Đan Mạch đã gián tiếp cấp nguồn tài chính để Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Sputnik đưa tin.
Bộ phim tài liệu mang tên "Krigsskibets Hemmelighed" (Bí mật của tàu chiến) hé lộ các hợp đồng, hóa đơn và nhân chứng liên quan tới dự án đóng chiếc Lauge Koch, tàu chiến trị giá 80 triệu USD dự kiến ra mắt vào tháng 12 năm ꧅nay. Nhà thầu chính Karstsensens Skibsværft đã thuê các công ty đóng tàu Ba Lan để thực hiện một số hạng mục của con tàu.
Theo Danish Radio, những nhà thầu phụ này đều sử dụng nhân công Triều Tiên được cung cấp bởi Rungrado, công ty nhà nước của Bình Nhưỡng vừa bị đưa v𒊎ào danh sách cấm vận vì buôn bán công nghệ tên lửa. Hiện chưa rõ Bình Nhưỡng đã thu được bao nhiêu tiền từ dự án đóng tàu Lauge Koch. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc ước tí🧸nh mỗi năm nước này thu về 500 triệu USD từ xuất khẩu lao động.
"Lao động ở nước ngoài là nguồn thu n🌳goại tệ quan trọng, được Triều Tiên tận dụng cho chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Nếu ngân sách Đan Mạch gián tiếp phục vụ cho mục đích này, nó sẽ là một th🅷ảm họa", đại sứ Hàn Quốc tại Đan Mạch Choi Jai-chul phát biểu.
Nhiều đảng phái chính trị đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Claus Hjort Frederiksen đưa ra lời giải thích. "Đây là trường hợp đáng xấu hổ với chí🌸nh quyền Ba Lan và Bộ Quốc phòng Đan Mạch", người phát ngôn ꧋đảng Tự do Xã hội khẳng định.
Quân đội Đan Mạch và nhà thầu Karstsensens Skibsværft bác bỏ cáo buộc cho rằng la🐼o động Triều Tiên tham gia dự án đóng tàu Lauge Koch. Tuy nhiên, tướng Anders Mærkedahl thuộc Ủy ban Mua sắm và Trang bị quốc phòng thừa nhận không thể loại bỏ khả năng này. Trong bộ phim tài liệu, nhiều công nhân Ba Lan xác nhận người Triều Tiên đã tham gia quá trình hàn thân vỏ của tàu chiến Đan Mạch.
Các công nhꦑân Triều Tiên này có thể đã bị chủ sử dụng lao động tịch thu hộ chiếu và cấm đi lại tư do, buộc phải sống dưới sự giám sát liên tục và làm việc tới 20 giờ mỗi ngày. Họ cũng chỉ được giữ một phần nhỏ tiền lương.
"Nếu điều này là thật, nó sẽ là thông tin đáng sợ. Nhưng tôi thấy chúng ta khó có thể điều tra cáo ⭕buộc về quá trình đóng tàu đã diễn ra cách đây nhiều năm", Bộ tr🍒ưởng Quốc phòng Đan Mạch Claus Hjort Frederiksen khẳng định.
Tử Quỳnh