Mẹ cháu năm nay 67 tuổi, bị bệnh thoái hóa khớp khoảng 5 năm nay, chân yếu, đứng lên ngồi xuống rất khó, nhưng không bị đau; lúc trước có bị té ngã do đi đứng. Mẹ cháu đã đi khám, có bổ sung canxi và các thực phẩm chức năng có glucosamin, chondroitဣin sulfat để hỗ trợ thêm nhưng hiện giờ tình hình chân tay vẫn còn yếu. Có cách nào khắc phục tình trạng này không?
Cháu có thấy phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, hiệu quả của phương pháp này, có tác dụng phụ hay không và tiêm cần duy trì liên tục hay chỉ một lần? Cháu cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Thắng)
Trả lời:
Tình trạng thoái hóa khớp thường biểu hiện bằng triệu chứng đau khi đi lại vận động, đặc biệt là khi thực hiện các động tác gập gối như đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, ngồi xổm, quỳ gối... Lâu dần, người bệnh thường có xu hướng ít vận động do lo ngại tình trạng đau, dẫn đến teo cơ và yếu chân, khó đi lại. Để điều trị, ngoài những thuốc giúp giảm đau kháng viêm trong giai đoạn cấp tính, người bệnh cần được bổ sung các thuốc giúp hồi phục tình trạng tổn thương sụn khớp và có thể làm chậm diễn tiến bệnh như các thuốc thuộc nhóm sysadoa. Các thuốc như g⛄lucosamin, chondroitin sulfat, diacerein, cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và dầu đậu nành... là các thuốc thuộc nhóm൩ sysadoa được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.
Bên cạnh đó, các liệu pháp tiêm nội khớp như tiêm HA, huyết tương giàu tiểu cầu cũng đã cho một số kết quả khả quan trên người bệnh thoái hóa khớp. Hầu hết các phương pháp tiêm nội khớp đều khá an toàn, ít tác dụng phụ. Một số ít 🌟bệnh nhân có tình trạng sưng đau nhẹ sau khi tiêm nhưng hầu hết đáp ứng khá tốt với các thuốc giảm đau thông thường hay biện pháp chườm lạnh tại chỗ.
Huyết tương giàu tiểu cầu là biện pháp dùng chính huyết tương người bệnh để cung cấp dưỡng chất tái tạo cho mô sụn khớp nên thường an toàn, ít phản ứng dị ứng. Số lần tiêm phụ thuộc vào đáp ứng người bệnh. Tuy nhiên các phương pháp này thường chỉ hiệu quả cao đối với tình trạng thoái hóa mức độ nhẹ và trung bình. Những trường hợp thoái hóa nặng, không thể đi lại, vẹo trục chi tꦡhường sẽ có chỉ định thay khớp gối. Đây là biện pháp hiệu quả giúp khôi phục chức năng đi lại và vận động của người bệnh trong trường hợp thoái hóa nặng và mất chức năng.
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thanh Tú
Trung tâm Chấn thương c𝔉hỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM