Guam được bảo vệ bởi hệ thống phòng không THAAD
Ông George Charfauros, cố vấn an ninh nội địa cho thống đốc Guam, hôm 9/8 khẳng định tên lửa Triều Tiên gần như không có cơ hội chọc thủng lá chắn phòng thủ trên hòn đảo này, The Hill đưa tin.
"Những tên lửa đó chỉ có 0,00001% cơ hội xuyên qua Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đang bảo vệ Guam", ông Charfauros nhấn mạnh. Quân đội Mỹ triển khai một hệ thống THAAD tại căn cứ không qu🌸ân Andersen, nhằm bảo vệ hòn đảo được mệnh danh là "tàu sân bay vĩnh cửu" của Mỹ.
Thống đốc Guam Eddie Cal൩vo có chung nhận định này, đồng thời trấn an cư dân trên đảo. "Đây không phải lúc hoảng sợ. Có nhiều tuyên bố từ một nhà lãnh đạo rất hiếu chiến, nhưng hiện tại chưa có thay đổi gì trong tình hình an ninh tại Guam", ông Calvo phát biểu.
Trước đó, truyền hình nhà nước Triều Tiên dọa tấn công tên lửa nhằm vào đảo Guam và cảnh báo sẵn sàng chiến tranh tổng lực. Đây được coi là động thái đáp trả tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng "Triều Tiên sẽ vấp phải hoả lực, cơn thịn♐h nộ ꧅và sức mạnh mà thế giới chưa từng thấy".
Guam là lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương, cách Triều Tiên hơn 3.300 km. Mỹ có khoảng 7.000 quân nhân tại đây. Căn cứ không quân Andersen trên đảo là nơi triển khai máy bay ném bom B-1B và nhiều oanh tạc cơ chiến lược khác. Các phi đội B-1B thường xuất phát từ Guam tới Hàn Quốc nhằm phô trương sức mạnh sau khi Triều Tiên phóng tên lửaꦍ đạn đạo hoặc thử hạt nhân.
Tử Quỳnh