Tết và tuổi thơ của tôi là ký ức từ khi còn là một cô bé ngây thơ không biết gì, cho tới khi tôi là một cô gái đủ chín chắn của 27 mùa xuân kỷ niệm yêu thương. Tết là dịp để cả gia đình đoàn tụ sum họp quây quần bên nhau và là dịp để mọi người bày tỏ sự quan tâm, yêu thương với mọi thành viên trong gia đình. Đây còn là kỷ niệm cả gia đình ngồi gói bánh chưng, quây quần bên bếp lửa chờ luộc bánh chín. Tết là cảm xúc hồi hộp của đêm giao thừa 30 Tết, ngồi đếm ngượcꦚ thời gian từng giây từng phút để đón chào ngày mới của năm mới. Tết là thêm một tuổi mới, đón nhiều niềm vui hân hoan mới...
Tết đến mang bao sự đổi mới, từ sự chuyển mình của đất trời, thiên nhiên, sự vật và con người. Mỗi người đều có sự cảm nhận riêng của mình, cũng như những kỷ niệm lắng đọng trong tâm trí về những cái Tết đoàn viên. Với trẻ thơ, Tết luôn luôn tràn đầy niềm vui hân hoan vì được may quần áo mới, được nhận nhiều lì xì và được thêm một tuổi mới. Với🍃 người lớn cũng vui mừng vì🥀 năm cũ kết thúc, bỏ qua mọi điều phiền muộn để đón một năm mới may mắn, thuận lợi hơn, nhưng cũng lo lắng nhiều điều chưa biết của năm mới. Người lớn tuổi như ông, bà vui mừng vì đã thọ thêm một tuổi, được con cháu mừng tuổi, nhưng cũng không khỏi lo lắng vì đã là cái tuổi của sự gần đất xa trời.
Tết của tuổi thơ tôi rất nhiều kỷ niệm từ ngày bé xíu đến lúc này khi đã là một thiếu nữ. Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ở nông thôn thuộc ngoại thành của Hà Nội, trong một gia đình đông anh chị em và kinh tế eo hẹp. Bố là một thương binh, mẹ chỉ làm ruộng nuôi năm anh chị em chúng tôi ăn học. Tôi vẫn nhớ rõ những năm tháng đó, nhất là năm tôi học lớp 5, gia đình lúc đó có 9 nhân khẩu, mỗi khi Tết về bố mẹ tôi lại l♐o lắng xoay sở làm sao chuẩn bị một cái Tết đầy đủ, no ấm cho 🐻ông bà và anh chị em chúng tôi.
Mỗi năm, chị em chúng tôi chỉ được mua quần áo mới một lần đó là vào dịp Tết vì vậy rất mong tới Tết để được mua quần áo mới. Bố thường phải đạp xe 🐟đi chợ tận Hà Giang bán, đổi xoong nồi để lấy tiền nuôi năm anh chị em chúng tôi ăn học và mua quần áo mới cho chúng tôi mỗi khi Tết về. Bố đi chợ một năm về có hai lần, vào giữa năm và cuối năm. Hàng năm, cứ 23 Tết bố mới về, đó cũng là ngày Tết ông Công ông Táo. Ngày 23, cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, lau chùi sạch sẽ mọi đồ đạc và quét dọn nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới. Tôi thường được bố phân công cho việ🧔c rửa tích chén và rửa bát đĩa.
Vì gia đình kinh tế eo hẹp, nên mẹ phải cân đo đong đếm mua sắm thật cẩn thận để gia đình có một cái Tết no đủ. Năm nào tôi cũng được m⛦ẹ cho đi chợ sắm đồ Tết, tôi vui lắm vì khi đi chợ. Tết tôi thường được mẹ mua cho hai cái bánh rán, mặc dù rất thèm𒁃, nhưng nghĩ tới các em ở nhà nên tôi lại để dành cho các em. Mẹ mua rất nhiều đồ, nào là lá rong để gói bánh, cây giang để lấy lạt buộc bánh, thịt heo, hoa quả, bánh kẹo... rất nhiều đồ nhưng mẹ vẫn không quên mua quần áo và giầy dép mới cho chị em chúng tôi và đặc biệt là năm nào mẹ cũng mua 1kg vôi bột.
🦩Lúc đó, tôi không biết vì sao mẹ lại mua vôi và mẹ đã giải thích mua vôi để xua tan cái xui xẻo của năm cũ và cứ mùng 3 Tết mẹ lại mua muối để cả năm mới sẽ may mắn, mặn mà. Gia đình tôi thường gói bánh vào 28 Tết, đó là bánh𓆉 chưng, bánh tẻ, bánh rợm... Cảm giác ngồi quây quần bên bếp lửa chờ luộc bánh chín để được thưởng thức thật thích thú và suốt ruột làm sao.
Hàng năm, cứ vào 30 Tết là đại gia đình tôi thường tập trung tại nhà tôi ăn tất niên. Các cô, chú, bác đã đi lấy chồng về hết ở nhà tôi, cùng đi tảo mộ các cụ và ăn tất niên. Ngày 30 Tết, cả đại gia đình quây quần bên mâm cơm thật hạnh phúc, sum vầy và đoàn kết. Tôi rất hãnh diện vì gia đình tôi, mọi người rất biết bảo ban nhau làm ăn và đoàn kết, trên dưới một lòng. Mâm cơm ngon và đầy đủ chính là nhờ 𝓰bàn tay của mẹ. Mẹ đã giúp chị em chúng tôi nấu các món, mẹ đúng là một người phụ nữ đảm đang. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng mẹ không bao giờ để chúng tôi phải đói khổ, tôi tự hào vì là con của mẹ. Tôi cũng rất xót xa khi nhìn vào mâm cơm, ngoài xã hội kia không biết bao mảnh đời bất hạnh, ngày Tết họ đi đâu về đâu? Ăn 🍒ở ra sao? Xã hội và cộng đồng hãy quan tâm tới họ, giúp đỡ những mảnh đời tội nghiệp của xã hội.
Đêm 30 Tết, tất cả anh chị em chúng tôi ngồi đếm ngược thời gian để đón năm mới cùng bố mẹ. Ngày đó, gia đình tôi chưa có TV, lại ở quê nên cũng không biết pháo hoa hay đi đón giao thừa là gì, bởi khi đó tôi còn nhỏ nên luôn mong ước được nhìn thấy pháo hoa thật. Cho tới khi đã lớn và có TV, tôi cũng chỉ đón giao thừa trên TV mà thôi. Tới khi đã là cô gái 25 tuổi, tôi mới thực sự nhìn tꦺhấy pháo hoa thật ngoài đời, và được đi đón giao thừa. Lúc đó sao mà hồi hộp thế, tim đập rất nhanh, hạnh phúc làm sao, vậy là mơ ước đã được trở thành hiện thực, được chiêm ngưỡng pháo hoa nở rộ sặc sỡ trên bầu trời.
Ngày mùng 1, sáng sớm, mẹ tôi đã ra chùa làm lễ và cầu may mắn cho gia đình tôi cả một năm. Chị em tôi được bố🦩 dẫn đi chúc Tết ông bà, cô dì, chú bác trong dòng họ, chúng tôi được lì xì rất nhiều, tiền đó để dành mua sách vở đi học, bố còn dẫn chị em chúng tôi đi xem lễ hội ở làng, các trò chơi dân gian như hát đối, chơi cờ, đánh đu...
Tôi sẽ không bao giờ quên cái Tết của năm 2007, bởi năm đó, vì ཧtôi mà gia đình bị một phen hú vía và đón cái Tết không vui. Mùng 2 Tết, tôi bị đi cấp cứu do đau bụng, nằm viện thị xã một tuần không chuẩn đoán ra bệnh, nên bệnh viện quyết định chuyển tôi đi viện Bạc༺h Mai ở Hà Nội. Mẹ tôi đã khóc nức nở và hết sức lo lắng cho tôi khi bệnh viện có kết quả tôi bị "Viêm tuỵ cấp". Tôi phải nằm mê man trên giường bệnh gần 20 ngày, trong khi đó mẹ và chị gái phải đứng phục liên tục bên giường bệnh, còn bố phải ngồi và nằm ngủ ngoài hành lang mặc muỗi đốt, mưa phùn và gió rét.
Tôi yêu cả gia đình tôi, yêu bố mẹ, anh chị em nhà tôi. Đó sẽ là cái Tết đặc biệt nhất mà tôi phải giằng co với cái đau ốm của bệnh tật. Đó cũng là cái Tết rất buồn của cả gia đình tôi, trong khi các gia đình khác được đoàn tụ ấm áp bên người thân, cùng nhau đi c🌟húc Tết hỏi thăm người thân, nhưng gia đình tôi phải vào viện vì tôi.
Tết của tuổi thơ tôi dù phải tiết kiệm, nhưng luôn ấm cúng vì được 🔜bố mẹ dành cho tình yêu thương vô bờ bến. Giờ anh chị em chúng tôi đã lớn và trưởng thành hết, đều có công ăn việc làm ổn định, nên kinh tế gia đình cũng đỡ vất vả hơn trước, bố mẹ cũng không phải lo lắng nhiều nữa. Việc mua sắm Tết đều do chị dâu cùng anh trai và tôi lo lắng. Chúng tôi đi chợ mua sắm tất cả mọi thứ, làm những món mà mẹ đã dạy bảo lại cho chúng tôi, nhưng có một việc bố mẹ tôi vẫn phải làm đó là góiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ bánh chưng.
Bố tôi năm nào cũng là "chân" gói bánh chính của giꦫa đình, gói đẹp nhất nhà nên chỉ có bố gói là chủ yếu. Hàng xóm cũng phải nhờ bố tôi gói bánh giúp, chị em chúng tôi chỉ buộc bánh. Năm nay, bố mẹ đã gần 60, cũng đã là ở cái tuổi sức khoẻ yếu hơn, anh chị em chúng tôi muốn báo hiếu bố mẹ, công ơn của bố mẹ đã nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi năm anh chị em chúng tôi thành người như ngày hôm nay.
Tôi cám ơn VnExpress đã tổ chức cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để cho tôi cùng bạn đọc được bày tỏ cảm xúc về những cái Tết yêu thương đong đầy kỷ niệm, những cái Tết đoàn viên cùng những nỗi lòng vui buồn. Tôi được chia sẻ với các bạn về những niềm hạnh phúc mà rất giản đơn ngay trong cuộc sống h❀àng ngày của chúng ta, luôn đi cùng thời gian nhưng sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí của tôi. Tôi yêu bố, mẹ và anh chị em của tôi, họ là một phần cơ thể của tôi. Cám ơn "Tết và tuổi thơ".
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
loveforever2187