Tết đến, xuân về, năm nào cũng vậy, xem cùng những háo hức mong chờ những ngày đoàn viên, sum họp, là những lo toan, phiền não. Cá nhân tôi mỗi dịp Tết cận kề, lại đau đầu với những suy nghĩ về quê bằng phương tiện gì, có mua được vé không, tốn kém ba⭕o nhiêu, rồi mua quà gì về biếu, lì xì cho trẻ con thế nào, kế hoạch đi chúc Tết ra sao...? Đó là còn chưa kể đến những thứ vốn là nỗi ám ảnh thường trực trong tôi mỗi mùa Tết đến, đó là cỗ bàn liên miên, bày biện cầu kỳ, dọn dẹp hối hả, và cả việc phải đối mặt với những câu hỏi lặp đi lặp lại: lương tháng bao nhiêu, chồng con thế nào?
Nghĩ đến đó thôi, tâm trạng háo hức được về gặp cha mẹ, anh chị em sau một năm xa nhà vất vả của tôi cũng bị giảm đi ít nhiều. Đôi khi tôi lại nảy ra những ý tưởng như: hay năm nay không về; hay Tết này đi du lịch; hoặc có thể bỏ cỗ bàn, khách khứa được không? Nghĩ vậy, chứ tôi biết không dễ gì thay đổi được những thứ thuộc về phong tục truyền thống lâu đời. Chắc chắn tôi sẽ bị bàn ra tán vào, nói này nói nọ, dị nghị đủ điều nếu cố tình làm khác đi. Thế nên, năm nào tôi cũng lao vào vòng quay ngày Tết như vậy.
Nhưng năm nay, chúng ta đang sắp đón một cái Tết rất lạ, khác với những tất cả những cái Tết trước đây. Khi mà dịch bệnh vẫn đang hoành hành dữ dội trên phạm vi cả nước, kế hoạch ăn Tết của nhiều gia đình cũng bắt đầu bị chậm lại và đứng trước những dấu hỏi lớn. Mới đây, một sự việc gây tranh cãi gay gắt trong xã hội là thông báo vận động người sinh sống, học tập, công tác xa tạm thời không về quê dịp Tết nếu không thựcꦇ sự cần thiết của chính quyền TP Thanh Hóa. Nhiều người chỉ trích thông báo trên là thiếu nhân văn, nhưng với cá nhân tôi, một người trẻ xa quê, điều này lại mở ra một cách nghĩ khác về ngày Tết cổ truyền.
>> Thấp thỏm liệu có được về quê ăn Tết
Khi Covid-19 lan tràn, loài người buộc phải tìm cách thích nghi, chấp nhận sống chung với dịch trong điều kiện "bình thường mới". Vậy tại sao người Việt không mạnh dạn thay đổi thói quen không còn phù hợp và đón một cái Tết trong hoàn cảnh mới. Tôi xin nêu một vài nguܫ ý của mình về🌳 những thứ có thể làm ngay từ dịp Tết Nguyên Đán này:
Thứ nhất, đón Tết xa quê: Chúng ta đã quá quen với hình ảnh người người, nhà nhà, rồng rắn nhau, lũ lượt rời thành phố trước kỳ nghỉ lễ dài ngày để trở về quê nhà. Từng chen chân trong dòng người hồi hương ấy, tôi hiểu hơn ai hết nỗi vất vả, cực khổ để mua được một tấm vé, kiếm được một chỗ ngồi trên tàu, xe để về quê ăn Tết. Chẳng có nụ cười hay niềm hân hoan nào ở đó cả, bởi tất cả phải nhường chỗ cho những tranh giành, chen lấ🔯n, hò hét, thậm chí ẩu đả. Cuộc chiến về quê không bao giờ dành cho những người sức yếu, chân chậm.
Vẫn biết đường về còn xa, còn mệt mỏi, nhưng chẳng ai muốn bị bỏ lại thành phố, nên rồi người nào cũng cắn răng "ra trận". Vậy tại sao năm nay chúng ta không thử một lần ở lại ăn Tết ở thành phố thay vì cố về quê cho bằng được? Đi🍷ều đó vừa giúp ta đỡ mệt thân, lại vừa đảm bảo an toàn cho ng🐓ười thân ở nhà khi dịch bệnh còn rất phức tạp. Ai dám chắc gia đình ở quê sẽ còn vui khi chúng ta mang theo cả mầm bệnh về ăn Tết?
Thứ hai, Tết không bày vẽ: Một năm kinh tế khó khăn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa. Vậy nên, có nhất thiết phải bày vẽ mâm cao cỗ đầy cho mấy ngày Tết hay không? Nhà tôi năm nào cũng cỗ bàn suốt Tết, trong khi ăn chẳng mấy, nên thức ăn thừa cứ để lưu ngày này qua ngày khác, thậm chí phải đổ đi vì hỏng. Năm nay, khi không còn quá dư dả để sắm Tết, có lẽ lại là điều kiện thích hợp để bỏ bớt những thứ hình thức đó đi. Mua vừa đủ ăn, cỗ bàn thắp hương gia tiên theo kiểu tượng trưng, lòng thành là chính, có lẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất vào thời điểm🍎 này.
>> Nhà tôi ăn Tết kiểu mới giữa mùa dịch
Thứ ba, Tết không chúc tụng: Chúc Tết vốn là một nét văn hóa đẹp từ lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, theo thời gian, nhịp sống hiện đại dường như biến hoạt động này trở nên kiểu cách, thương mại hóa. Giờ đây, người ta đến nhà nhau như một nhiệm vụ thay vì thực tâm muốn tới chúc Tết. Tôi nhớ có🍃 nhữ🦩ng người cả năm không gặp, không qua lại, nhưng Tết cứ phải đến nhà hỏi thăm nhau, nếu không sẽ bị quở trách. Đến nói vài ba câu chuyện phiếm, hỏi đôi ba câu lấy lệ, thậm chí khiếm nhã, đâu có làm nên một cái Tết đẹp?
Chưa kể, Tết bây giờ còn là dịp để người ta biếu xén, mừng tuổi nhau thật hoành tráng để lấy oai. Nói vui, mấy ngày Tết như một cuộc trao đổi tiền tệ giữa người này với người khác. Ngày ꧅trước bỏ phong bao lì xì chỉ 5-10 🌳nghìn lấy may, nhưng giờ cứ phải cả trăm, thậm chí chục triệu đồng mới không bị đánh giá. Ý nghĩa đẹp của phong tục mừng tuổi đầu năm cũng chẳng còn mấy nữa. Vậy tại sao, nhân một năm kinh tế khó khăn, chúng ta không quay trở lại với những gì thuộc về bản chất của văn hóa, phong tục thay vì mãi chạy theo xu thế thị trường?
Thứ tư, Tết không hành xác: Bên cạnh ý nghĩa đoàn viên, Tết còn là dịp để con người ta nghỉ ngơi, lấy lại sức sau một năm dài lao động, học hành vất vả. Thay vì phải hy sinh thời gian, tâm sức của bản thân cho những hoạt động chẳng mấy hứng thú, tại sao chúng ta không tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn, không nấu nướng, dọn dẹp, không tiếp khách, tiệc ♛tùng. Nếu ai cũng được thoải mái làm những gì mình thích, tôi tin Tết sẽ ꦬnhẹ nhàng và ý nghĩa hơn nhiều chứ không còn là áp lực và gánh nặng như ngày nay.
Tất nhiên, như đã nói, không dễ để thay đổi những thứ💜 thuộc về thói quen của số đông. Nhưng nếu không thử thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ thoát ra được. Tôi đang chuẩn bị nhấc điện thoại, gọi về cho gia 🦄đình để báo rằng năm nay mình sẽ không về quê ăn Tết, hẹn bố mẹ vào một dịp khác trong năm vắng vẻ, yên bình hơn sẽ thu xếp để về nhà. Còn bạn thì sao?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.