Tết bên ông nội dấu yêu, ng♊ười tôi vẫn gọi là "ông tiên" của nhà mình. Tết chuẩn bị đến, ông hì hụi vót đũa cả, đũa nấu cho các con. Để nhà ai cũng có những đôi đũa mới dùng nấu món ăn Tết. Những bó tăm tre, cái nào cũng bóng nhẵn và nhỏ tí xíu, là tác phẩm sau bao buổi trưa ngồi tỉ mẩn của ông, trong khi đứa cháu mè nheo nhất là tôi đang say giấc. Vì nếu tôi thức, thế nào tôi cũng mon men đến gần đòi ông làm cho đôi quang gánh nhỏ xíu, để chơi đồ hàng cùng bạn bè. Những đôi quang gánh ông làm cho tôi, đứa bạn nào thấy cũng thích, chúng vừa xinh xắn lại vừa chắc chắn. Có lần ông đang vót tre, tôi nghịch ngợm và ngã xô vào ông. Lần đó, con dao rơi xuống suýt chút nữa làm cụt ngón chân ông. Ông không kêu đau, mà mỉm cười an ủi cô bé khóc nhè vì sợ là tôi. Từ lần sau, mỗi khi ông vót tre, tôi ngồi bên ông trật tự như một học trò chăm chỉ.
Tết bên bà nội hiền từ, người vẫn gọi 🌌yêu tôi là cún con. Vì cứ mỗi lần bà sắp đi đâu, tôi đếu "đánh hơi" thấy và bám đuôi bà. Tết đi theo bà, tôi được bao nhiêu là tiền lì xì, được bao nhiêu là kẹo mang về. Những câu chuyện Tết lúc rôm rả, lúc trầm lắng. Những lời cảm thông, động viên nhau sang năm mới cố gắng hơn, khấm khá hơn, đi vào đầu tôi lúc đó chỉ như nước đổ đầu vịt. Nhưng🦄, có một thứ mà bây giờ vẫn còn văng vẳng trong tôi. Đó là giọng nói ngọt ngào của bà. Giọng bà ấm áp như nắng mùa xuân luôn mang đến cho tôi những niềm vui sống.
Tôi lớn lên, biết quý cái hạnh phúc giản đơn bên ông bà thì ông bà đã đi xa. Bố mẹ tôi gồng mình nuôi chị em tôi ăn học. Cả năm bôn ba, chỉ Tết đến mới có thời gian rảnh để kể cho chúng tôi nghe chuyện ông bà. Trong ánh mắt mẹ, tôi nhìn thấy nét ưu tư khó tả. Bố mẹ tôi áy náy vì chưa mang đến được ngày nào sung sướng cho ông bà. Khi ông bà mất, bố mẹ tôi vẫn còn đang bần hàn. Tôi nhớ ánh mắt nhìn xa xăm của mẹ khi tôi kể chuyện bạn nọ, bạn kia được mua quần áo Tết thật đẹp. Tôi nhớ nụ cười ngắn ngủi của cha đang cố nén cái thở dài vào trong, khi nhìn người ta đề huề đào quất, còn nhà mình sắc xuân trong nhà chỉ có mấy đóa thược 💮dược cắm trên bàn thờ tổ tiên.
Đêm 28 Tết, trong ánh đén sợi đốt đỏ quạch, tôi giật bắn mình khi thấy🌸 một bóng người lù lù ngoài hiên. Tôi rón bước🌠 đi ra. Mẹ tôi. Mẹ đang lặng lẽ khâu lại mấy cái áo còn chưa cũ lắm nhưng đã sứt chỉ của tôi và anh trai, để ngày mùng 1 Tết chúng tôi được gọn gàng, tươm tất. Bên cạnh là hai bộ quần áo mới của hai đứa em nhỏ. Mẹ nhẹ nhàng trong từng động tác sợ làm thức giấc chúng tôi. Còn tôi, đứng trôn trân nhìn mẹ khâu lại từng cái cúc áo của các em. "A, mẹ mua quần áo mới cho con và em. Thế quần áo mới của anh chị đâu hả mẹ...". Hồi chiều, tiếng em gái tôi lanh lảnh khi thấy mẹ đi chợ về đã lọt vào tai tôi. Tôi cười nói với theo "Ai ngoan mới được mẹ mua quần áo mới". Em tôi cười tít mắt... Tôi sờ thấy má mình ướt ướt.
Tết giờ khác rồi. Anh chị em tôi đều thành đạt, hạnh phúc. Còn tôi, những phút say sưa với những tác phẩm tre mộc mạc của ông năm xưa đang giúp tôi có những sáng kiến hay cho những tác phẩm tre trúc tôi thiết kế. Giờ cha mẹ tôi thanh thản an hưởng tuổi già bên con ch🙈áu. Tết đến, điều quan trọng nhất với tôi là về quê thăm bố mẹ và đắp mộ ông bà. Tết nhà tôi vẫn đơn giản với nồi bánh chưng mẹ tôi tự gói và không cầu kỳ những bánh mứt anh em tôi mang về. Quan trọng nhất là đại gia đình tôi dành trọn vẹn những ngày nghỉ Tết bên nhau. Nhìn các cháu nằm ngủ rũ bên bà đợi vớt bánh chưng, tôi thấy lòng thanh thản lạ thường. Gần 360 ngày nhung lụa, những ngày Tết nhà quê nhưng ấm cúng cùng ông bà có lẽ sẽ tiếp cho chúng thêm nhiều năng lượng mới, để trưởng thành hơn. Cũng như tôi, những kỷ niệm Tết của tuổi thơ tôi cùng ông bà, bố mẹ sẽ mãi mang đến sức xuân cho tâm hồn tôi.
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
Ngọc Anh