Tôi còn nhớ hôm đó là 25 tháng chạp. Trời hơi se lạnh và mưa phùn, nhưng mặc cho thời tiết thế nào lũ trẻ con chúng tôi vẫn đầu trần chân đất đi long nhong khắp xóm. Đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh mọi người rửa lá dong, ngâm gạo nếp, gói bánh chưng, rồi hình ảnh mọi người đặt thịt lợn lên một chiếc🃏 nia để chia thꦛịt thành những phần đều nhau cho mỗi nhà....
Tết đang đến thật rồi. Hình ảnh nào cũng làm cho chúng tôi sung sướng và thích thú. Nhưng có lẽ hình ảnh khꦺiến lũ trẻ chúng tôi chú ý và thích thú hơn cả là hình ảnh lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên mái nhà mỗi gia đình. Đây là điều mà chúng tôi không được thấy trong những cái Tết trước. Năm nay, xã tôi phát động phong trào các gia đình treo cờ Tổ quốc từ ngày 25 tháng chạp đến hết mùng🌜 5 Tết.
Nhìn những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nền mái ngói đỏ tươi, hoà vào màu đỏ của câu đối đỏ, màu vàng của hoa cúc... càng làm cho không khí ngày Tết đang đến thật gần. Chúng tôi càng thêm rạo rực và mong cho thời gian trôi đi thật chậm để không khí Tết được ở lại lâu hơn. Thấy lũ bạn khoe nhà mình đã treo cờ Tổ quốc, tôi đã vội chạy mau về nhà giục bố mang cờ ra treo. Tôi hơi bất ngờ khi nghe bố bảo rằng "Năm nay nhà mình không được gia đình văn hoá, bác trưởng xóm không phát cờ Tổ quốc cho con ạ". Tôi rất buồn. Nhà tôi nghèo, bố tôi bị bệnh thoá🎃t vị đĩa đệm đi lại khó khăn. Bố mẹ làm nông chăm chỉ nhưng vẫn không thoát nghèo nên không được gia đình văn hoá.
Sau một buổi sáng buồn rầu, tôi đã nghĩ được cách để có lá cờ đỏ sao vàng năm cánh treo trên mái nhà. Tôi đã đi gặp chú Huy làm bên Đoàn thanh niên CSHCM của xóm để xin lá cờ. Cũng may chú có, nên tôi đã vui mừng chạy ngay về nhà và bảo anh trai tôi treo lên. Bố tôi vừa đi lấy lá dong về gói bánh chưng, thấy hai anh em tôi đang loai hoay treo lá cờ vào cán bố, liền bảo "Các con có hiểu ý nghĩa của việc treo cờ T▨ổ quốc vào ngày Tết không? Tết đến các gia đình được treo cờ Tổ quốc để thể hiện tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc được độc lập, tự do, nhưng yêu nước không chưa đủ. Bác Hồ đã nói 'Yêu nước là thi đua', gia đình mình năm nay vẫn chưa thoát nghèo tức là chưa thi đua". Rồi bố nói tiếp "Các con ạ, sang năm bố mẹ sẽ cố gắng làm lụng để nhà mình được gia đình văn hoá, bác trưởng xóm sẽ phát cờ cho gia đình mình và nhà mình sẽ được treo cờ Tổ quốc như mọi nhà trong xóm". Chúng tôi vui mừng ôm lấy bố và bảo với bố rằng "Bố ơi, chúng con cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để có thêm điểm vào gia đình văn hoá bố nhỉ".
Sự chăm chỉ, vất vả cùng với sự nỗ lực quyết tâm của cả một năm làm việc của bố mẹ và học tập của chúng tôi đã mang lạ🅠i cho gia đình một niềm vui lớn, niềm tự hào khi bố tôi treo cờ Tổ quốc trên mái nhà. Từ năm sau và nhưng năm tiếp theo, năm nào gia đình tôi cũng được gia đình văn hoá, năm nào hai anh em tôi cũng ngẩng cao đầu với bạn bè tự hào mà khoe "Bố tớ đã treo cờ Tổ quốc lên mái nhà rồi".
Bây giờ tôi đã lớn, có một công việc ổn định và có gia đình. Hôm qua, nghe con trai tôi háo hức khoe "Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết, nhà mình lại được treo cờ Tổ quốc mẹ nhỉ". Tôi thấy lòng mình vui sướng và bình an lạ kỳ. Dù thời gian đã trôi qua nhiều năm, nhưng kỷ niệm được treo cờ Tổ quốc ngày còn bé thơ vẫn in đậm trong tôi và nhắc nhở tôi phải cố gắng sống tốt, làm việc tốt bởi yêu nước không chưa đủ, "yêu nước là thi đua". Mỗi một cá nhân, một gia đình cố gắng phấn đấu sống tốt, vươn lên thoát nghèo thì xã hội sẽ bình yên, đất nước ngày thêm giàu mạnh.
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
Nguyễn Thị Thuý