"Dạo này nhiều nơi đất sốt quá mức thật vô lý. Nhà ông họ tôi đây, lúc nào cũng thấy bàn luận về đất ở qu🦩ê, đến thăm lại được ông kể chỗ này vài tỷ, chỗ kia trả vài tỷ chủ nhà không thèm nói chuyện. Cứ tỷ tỷ mà nghe hoa hế🐼t cả mắt.
Trên tinh thần như vậy ông cũng rao bán hơn 80m2 (1💜,28 tỷ đồng) đất trong ngõ xã quê tôi với giá 16 triệu đồng một m2. Đắt đến ngỡ ngàng do năm 2019-2020 giá giao dịch trung bình là 6 triệu đồng một m2.
Mà nào có phải giá trị thực đâu, đất quê ngoại thành, nhà trong ngõ cách trung tâ🥀m thủ đô 30 km, vẫn còn phải dùng nước giếng khoan. Có người đến hỏi, sau khi nghe mức giá họ về luôn, không buồn trả giá".
Độc giả có nickname emyeuketoan kể sau bài viết Nhà 3,8 tỷ đồng rao năm tháng không ai mua. Theo dòng thông tin, báo cáo thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, trong những tháng đầu năm nhiều tỉnh thành cả nước ghi nhận tình trạng sốt đất cục bộ, đặc biệt sốt ảo diễn ra tại một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường.
Một số độc giả khác cũng bình luận chia sẻ về sự tăng vô lý của giá nhà đất trong thời gian gần đây. Độc giả Kim Thanh kể:
"Khu nhà tôi ở trung t⛄âm của một thành phố, khi nghe giá nhà đất lên là mọi người ai nấy nâng giá bán lên cao. Có người kêu giá từ 3,4 tỷ nâng lên 8-10 tỷ đồng, có nhà lên tới mười mấy tỷ dù nhà trong hẻm thôi.
Nhà tăng theo ngày, tuần chứ không theo năm cho nên những căn nhà đó dù rao bán mấy năm mà vẫn chưa ܫđược".
Độc giả Kevin Nguyen tiếp tục:
"Miếng đất ở quê tôi gần chợ huyện đông dân, diện tích 7m x♔ 40m rao bán hơn 7 tỷ,🥃 tính ra hơn một tỷ đồng mỗi mét chiều dài.
Miếng đất này nếu cho thuê chắc được khoảng 10 tr🧔iệu đồng một tháng. Mà ở ๊quê thuê với giá đó thì bán hàng chắc hòa vốn, nếu tính bài toán khả năng sinh lợi thì chắc chắn thua gởi ngân hàng, tôi cũng không hiểu ở đâu ra cái giá đó".
Trên các sàn địa ốc trực tuyến, giá đất miền Bắc gồm Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội tăng 20-35%. Giá đất miền Trung thuộc các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Thanh Hóa tăng 13-40% và ở miền Nam ghi nhận giá đất tại Long An, Bình Phước, Bình Dương tăng 13-27%. Thế nhưng, độc giả có nickname Đất Miền Nam đang làm nghề môi giới lại chia sẻ điều ngược lại:
"Tôi là môi giới đây, trên mạng cò đăng bán liên tục là các cò tự vẽ ra với nhau mua qua bán lại. Còn người dân 📖có nhu cầu thì ít hẳn so với một tháng trước. Một tháng qua tôi không giao dịch được lô đất nào trong khi vẫn phải tốn chi phí vài chục triệu một tháng. Lượng khách quan tâm ít hơn 80% so với trước. Và chủ yếu khách đi xem nhưng không mua.
Có mua cũng lựa rất lâu và rất kỹ khi đưa ra quyết định. Cho nên mọi người đừng thấy cò đăng 🀅ầm ầm trên mạng mà tưởng có giao dịch. 80% trong số đăng đó là ảoꦦ rồi. Có những môi giới còn không biết là thị trường đang chững lại mà suốt ngày đăng giao dịch ảo lên làm trò hề".
Trong bài viết Nghịch lý bất động sản 2022: ✨Có đất nhưng hết tiền đăng hồi đầu năm nay, tác giả đã đưa ra một dự báo đáng lưu ý là giá đất sẽ tăng nhưng thanh khoản chậm. Độc giả Tuan Nguyen đồng tình với nhận định trên và đưa ra kết luận:
"Tình hình hiện nay là thanh khoản BĐS đang ở 🐓mức rất thấp, rao bán thì nhiều nhưng người mua thật sự không có bao nhiêu. Chủ yếu là cò và một số chủ đất bán qua bán lại tạo giao dịch thổi giá thôi.
Giá đất hiện tại đang cao một cách quá vô lý, nguồn tiền đang siết lại hoặc rút dần qua sản xuất kinh doanh. Trong khi dân ôm đất đang áp lực trả lãi vay cần phải giải phóng hàng càng nhanh càng tốt. Dự đoán là thị trường sẽ quay về như năm 2012, giá s🌱ẽ giảm ít nhất 30% thì mới mong bán được".
Hữu Nghị tổng hợp