Tác giả Đặng Hùng Võ đã đề cập đến thực trạng cầu về nhà ở xã hội chưa kể đến những đối tượng như công nhân, cán bộ, công nhân viên thuộc khu vực nhà nước, kể cả lực lượng vũ trang, đang sinh sống tại các khu chức năng ngoài đô thị. Những hộ con cái lập gia đình tách ra từ bố mẹ ở vùng nông thôn cũng đang bị gạt ra khỏi các chương trình nhà ở xã hội. Tôi rất đồng tình với nhận định này.
Đây có thể xem là một sự thiếu công bằng trong việc phân bố nhà ở xã hội đến tay những đối tượng thực sự cần chúng. Theo chính sách hiện nay, người lao động mới bắt đầu đi làm, bán sức lao động, dĩ nhiên thu nhập chưa cao, chưa phải nộp thuế thu nhập. Trình độ nghề nghiệp, khả năng kiếm tiền của họ cố lắm cũng chỉ nuôi được bản thân mình. Và họ nghiễm nhiên được sở hữu nhà giá rẻ (nhà xã hội).
Trong khi đó, người có thu nhập cao hơn một chút (ở mức đóng thuế thu nhập), lại phải tự bỏ ra một khoản phí không nhỏ để đầu tư tài chính, để học hành. Họ cũng𒀰 phải lao tâm khổ tứ ꩲmới có được thu nhập tương xứng, lại đóng góp khoản thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước. Vậy mà, họ lại không thuộc đối tượng được phân phối nhà ở xã hội đúng với giá trị sức lao động mà mình đã bỏ ra.
Nguồn lực đất đai không phải vô hạn, nguồn lực tài chính xã hội cũng không vô tận. Các khu công nghiệp tập trung ngày càng mở rộng, nhu cầu lao động làm thuê cũng ngày càng nhiều. Trong khi, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh như vũ bão, thay thế lao động cơ bắp là điều tất yếu. Chủ sử dụng lao động chỉ muốn dùng người đến tuổi 35 là sa thải, để gia tăng giá trị thặng dư. Như thế, xã hội sẽ xây nhà ở xã hội cho lực lượng này đến bao giờ?
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại, xây nhà ở xã hội cho người lao động thuê, tự tích lũy giá trị 🐈sức lao động, để sở hữu căn nhà của họ. Đó chính là sự công bằng - mục tiêu mà xã hội luôn phấn đấu để đạ𒉰t được.
>> ဣNhà ở xã hội hướng tới người lao động có đóng thuế
Mỗi người trong xã hội phải nhìn nhận khách quan, phải có trách nhiệm với bản thân và gia đình của ღmình. Ai cũng phải bán sức lao động đi mà ăn, không nên trông chờ đến sự phân phát của xã hội. Đó mới chính là văn minh. Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai không làm sẽ không được hưởng. Đó mới chính là công bằng xã hội.
Xây nhà cho dân thuê, thay vì mua, kể cả mua nhà ở xã hội, đây là ý kiến đúng, tuy không mới. Tôi có vài người bạn, ở phường 24, quận Bình Thạnh, TP HCM, cách đây hơn 10 năm đãꦜ tậ🧜p trung vốn, thậm chí bán cả nhà mặt đường bến xe Miền Đông cũ, mua đất, xây nhà chung cư mini, căn ít nhất là 22 phòng khép kín, đủ tiện nghi, trừ máy lạnh, quạt, tivi... Tất cả đều có sẵn vị trí đấu nối ngay, có gác lửng, nhà vệ sinh rộng rãi, tủ bếp sàn và treo, bàn bếp đá granite, không được xài bếp ga. Phơi đồ sân thượng có mái che.
Cầu thang máy êm ru, thơm mùi cà phê rang xaﷺy, chủ nhà bỏ hộp, đặt trong đó. Cửa cổng chính ra vào, hai lớp, khóa vân tay. Mỗi tòa nhà chỉ có một bảo vệ, xe máy, xe đạp, xe hơi ngay hàng thẳng lối, sạch sẽ, bóng loáng, camera an ninh chằng chịt, kết nối với mạng chung. Tôi đến theo hẹn, tất cả các tòa nhà đều im ắng. Không được nhậu nhẹt, karaoke. Khách đến chơi với bạn bảo vệ chịu trách nhiệm.
Tôi xem hóa đơn thanh toán một phòng tháng 5, tiền phòng, điện, nước, intenet, gửi xe máy, tiền rác... tổng cộng là 5 triệu đồng (không máy lạnh). Có gia đình từ lúc cưới, thuê phòng, đến nay con đầu học lớp 8. Họ đã tích lũy và mua được đất, tích lũy tiếp xây nhà. Đời con cũng đi ở thuê như thế. Chủ nhà có căn✨ hơn bảy năm đã hoàn vốn theo giá vàng và họ vẫn tiếp tục đầu tư. Rõ ràng, đây là một hướng đầu tư nhà ở xã hội khả thi.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.