Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn Suzanne Collins đã bán được hơn 26 triệu bản chỉ riêng tại thị trường Bắc Mỹ, The Hunger Games ban đầu dự kiến chiếu tại các rạp ở Việt Nam từ ngày 30/3 (sau khu vực Bắc Mỹ một tuần) với tên gọi Trò chơi sinh tử (xem trailer). Tuy nhiên, tác phẩm đã không qua được khâu kiểm 🅺duyệt vì được cho là có nội dung không phù hợp và sẽ không được phát hành tại Việt💮 Nam.
"The Hunger Games" đã "game over" khi tìm cách ra rạp ở Việt Nam. Ảnh: Lionsgate. |
"Nội dung phim nói về 24 thanh niên đại diện cho 12 quận của một nước bắn giết nhau để tồn tại, ai sống thì chiến thắng. Cuộc chơi này được truyền hình trực tiếp cho dân 12 quận xem con cái họ chết thế nào. Người Mỹ xe🐓m hiểu được là ai giỏi, ai gan dạ thì sống, nhưng với Việt Nam thì bạo lực quá, tàn nhẫn quá dù đó là trò chơi. Cả hội đồng duyệt đều phát biểu không nên cho chiếu", nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - thành viên hội đồng duyệ🌠t phim quốc gia - cho biết.
The Hunger Games lấy bối cảnh trong tương lai không xa khi Bắc Mỹ bị đe dọa bởi hạn hán, hỏa hoạn, đói kém, phim đặt ra giả thuyết khi đó chiến tranh được thay thế bằng một trò chơi săn người. Mỗi năm, các quận sẽ cử ra đại diện tham dự cuộc đấu một mất một còn để làm trò giải khuây cho các thế lực g🍸iàu có. Trò chơi khát máu này được xây dựng như một show truyền hình thực tế truyền đi 🌜khắp nơi. Người duy nhất sống sót là người chiến thắng sau trò chơi.
Phim đang làm nên cơn sốt phòng vé trên khắp thế giới hơn một tuần qua. Ảnh: Lionsgate. |
Ra mắt tại Mỹ và nhiều thị trường quốc tế từ hôm 23/3, The Hunger Games đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu thậm chí hơn hẳn Twilight hồi năm 2008. Sau ba ngày, phim đạt doanh thu 155 triệu USD riêng tại Bắc Mỹ và đứng thứ ba trong danh sách các tác phẩm có màn ra mắt ấn tượng nhất của lịch sử điện ảnh. Sau một tuần, doanh thu toàn cầu của The Hunger Games lên tới gần 250 triệu USD.
Tác phẩm văn học của nhà văn Suzanne Collins được xuất bản vào tháng 9/2008 và có mặt trong danh sách Những cuốn sách bán chạy nhất của The New York Times, USA Today và Publishers Weekly. Nữ nhà văn Stephenie Mayer (tác giả thiên tiểu thuyết Chạng vạng) cũng dùng từ "thật sửng sốt" khi nhận xét về cuốn tiểu thuyết của♔ người đồng nghiệp.
Tiểu thuyết The Hunger Games từng được Công ty Văn hóa Nhã Nam dịch ra tiếng Việt và phát hành với tên Đấu trường sinh tử. Cuốn sách này đã gây sốt trong giới tr🌄ẻ Việt Nam ngay khi mới xuất bản. Nhiều fan của cuốn sách nói riêng và khán giả yêu điện ảnh nói chung mong ngóng bộ phim chuyển thể từ khi trailer mới được chiếu quảng cáo tại các rạp hồi đầu năm nay.
Tiểu thuyết "Đấu trường sinh tử" từng được xuất bản tại Việt Nam và được nhiều độc giả trẻ tìm đọc. Ảnh: Nhã Nam. |
Ngay khi thông tin The Hunger Games bị cấm chiếu ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ tỏ ra thất vọng. Phạm Mai Ly, khán giả 22 tuổi tại TP HCM, nói: "Tôi cho rằng nếu nói xem một phim mà ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ thì không chính xác, vì thường các phim Hollywood đều có giới hạn độ tuổi. Chuyện thanh niên có lối sống và suy nghĩ như thế nào thì do môi trường gia đình và nhà trường tác động mới nhiều. Thực ra, The Hunger Games chỉ bị xếp loại PG-13 (trẻ em dưới 🏅13 tuổi cần có cha mẹ xem kꩵèm)".
Vũ Đức Anh, 19 tuổi ở Hà Nội, vốn là một fan của tiểu thuyết The Hunger Games chia sẻ: "Tôi mong đợi bộ phim nàyඣ từ 🌊năm ngoái và khi biết Việt Nam có chiếu thì rất háo hức. Nhưng giờ phim không được chiếu, chắc dịp nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương này tôi phải lặn lội sang Campuchia xem thôi".
Bên cạnh số đông khán giả phản đối quyết định của Hội đồng duyệt thì cũng có người đồng tình. Lan Anh, một khán giả 35 tuổi ở Hà Nội, phát biểu: "Chắc phim cũng phải thế nào đó thì mới không được chiếu. Tôi nghĩ ở Việt Nam, dư luận vẫn rất nhạy cảm và khó kiểm soát nên một bộ phim mà có vấn đề gì 🌸đó thì cứ cấm trước để đỡ bị kêu ca nhiều".
Phản ứng của một vài cư dân mạng trước thông tin "The Hunger Games" bị c💃ấm chiếu ở Việt Nam. |
Đây không phải là lần đầu tiên khán giả Việt Nam mất cơ hội thưởng thức những tác phẩm điện ảnh lớn gây hiệu ứng toàn cầu vì khâu kiểm duyệt. Loạt phim kinh dị theo phong cách giả tài liệu tạo nên cơn sốt trong ba mùa Halloween gần đây là Paranormal Activity từng có kế hoạch được chiếu tại Việt Nam nhưng chưa lần nào được kiểm duyệt vì 🦄bị cho rằng có yếu tố mê tín dị đoan.
Hồi đầu năm nay, Cô gái có hình xăm rồng cũng không thể đến được với khán giả Việt Nam vì có quá nhiều những cảไnh sex táo bạo mà nếu cắt đi, ý nghĩa nội dung của bộ phim sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nên phía nhà phát hành và sản xuất nước ngoài không đồng ý. Một số phim khác có các cảnh quay nhạy cảm khi về tới Việt Nam phải dán nhãn "Cấm khán giả dưới 16 tuổi", nhưng nội dung vẫn bị cắt cúp, ảnh hưởng đến mạch phim, khiến khán giả khó hiểu.
Trung Quốc cũng là thị trường rất khắt khe trong việc kiểm duyệt phim. Siêu bom tấn Avatar từng bị cấm chiếu trên toàn lãnh thổ vì cơ quan quản lý lo ngại những tình tiết nổi dậy, bạo động trong bộ phim có thể ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Brokeback Mountain cũng từng bị phản đối ở Trung Quốc vì m�𒐪�ối tình đồng tính.
Sau khi biết tin The Hunger Games bị cấm chiếu, một số ít khán giả Việt Nam yêu thích phim ảnh đã lên kế hoạch du lịch s🐲ang các nước lân cận như Singapore, Thái Lan để thưởng thức tác phẩm này.
Trào lưu đi du lịch nước ngoài kết hợp xem phim hay ca nhạc dù chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng đã bắt đầu xuất hiện. Khi Harry Potter 7.2 ra mắt hè năm ngoái nhưng không chiếu tại Việt Nam do chính sách của hãng Warner Bros. thời gian đó, một số bạn trẻ cuồng nhiệt đã sang Campuchia và Thái Lan đểꦕ được nói lời tạm biệt với cậu bé phù thủy t൲rên màn ảnh.
Nguyên Minh