Anh Trung, 31 t🐲uổi, kết hôn 5 năm chưa có con. Anh cùng vợ đến Trung tâm Hỗ trợ si💟nh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVF Tâm Anh), khám với suy nghĩ nguyên nhân hiếm muộn không phải do mình, vì sức khỏe và khả năng tình dục bình thường, trong sinh hoạt luôn rất mạnh mẽ.
Kết quả, anh bị teo tinh hoàn hai bên, kích thước bằng 1/7 so với người khỏe mạnh. Xét nghiệm không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch. Xét nghiệm nội tiết, di truyền, tiền sử bệnh... hoàn toàn bình thường. Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (IVF Tâm A✱nh) chẩn đoán anh thuộc nhóm vô tinh không tắc nghẽn do bất thường ở tinh hoàn, không rõ nguyên nhân.
Trường hợꦑp khác là anh Huy (34 tuổi), mắc quai bị 7 năm trước khiến tinh hoàn sưng to, đau nhức. Khỏi bệnh, hai bên bộ phận này xơ và teo nhỏ dần. Hiếm muộn ba năm, hai vợ chồng đến IVF T🧸âm Anh khám, xét nghiệm tinh dịch đồ ghi nhận không có tinh trùng. Bác sĩ chẩn đoán anh Huy vô tinh do teo tinh hoàn, kích thước bằng khoảng 1/6 bình thường.
Vô tinh là tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch sau khi xuất tinh. "Đây là dạng vô sinh nam khá nghiêm trọng, chiếm khoảng 1% nam giới nói chung, 10-15% bện👍h nhân h❀iếm muộn", bác sĩ Hoàng nói.
Bệnh có thể do nguyên nhân tắc nghẽn, thường xảy ra ở người từng triệt sản, bị biến chứng sau can thi🉐ệp ngoại khoa tại cơ quan sinh sản, mắc bệnh lây truyền q🔯ua đường tình dục...
Trường hợp vô tinh không tắc nghẽn phổ biến hơn, chiếm khoảng 60%, phần lớn không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể do các vấn đề nội tiết liên quan đến tuyến꧟ yên hoặc vùng dưới đồi; bất thường v𝐆ề di truyền; bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tinh hoàn như không có tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, hội chứng Sertoli (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống), ngưng sinh tinh, teo tinh hoàn sau mắc quai bị...
Trước đây những trường hợp này phải xin tinh trùng từ người hiến, tráo mẫu với ngân hàng tinh trùng để thụ♍ tinh😼 ống nghiệm (IVF). Hiện nay, kỹ thuật vi phẫu cho phép bác sĩ phẫu thuật tìm tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh, giúp họ có con.
Vi phẫu tìm tinh trùng micro-TESE được xem là phương pháp hiệu quả nhất, tỷ lệ thành công chung khoảng 50-60% và gần 100% nếu vô tinh do quai bị🌼. Tại IVF Tâm Anh, micro-TESE giúp hơn 70% nam 𝄹giới vô tinh tìm được tinh trùng, cho kết quả thụ tinh ống nghiệm (IVF) tương đương tinh trùng lấy trong tinh dịch.
Theo bác sĩ Hoàng, yêu cầu khắt khe của kỹ thuật này là thu được lượng tinh trùng cao nhất từ những ống sinh tinh tiềm năng. Đồng thời, phải giảm thiểu lấy nhiều mô tinh hoàn, tránh biến chứng hậu phẫu như chảy máu, nhiễm trùng hoặc🧜 làm sang chấn, phá hủy chức năng tinh hoàn, giảm khả năng sản sinh nội tiết tố nam, suy sinh dục...
Anh Trung được phẫu thuật tinh hoàn bên trái trước (bên có kích thước lớn h▨ơn) theo hướng dẫn của Hiệp hội Tiết niệu Mỹ. Dưới kính vi phẫu phóng đại 20-30 lần, bác sĩ t♔ìm thấy vài ống sinh tinh tiềm năng sau nhiều giờ phẫu thuật. Mẫu thu được chuyển ngay về tủ an toàn sinh học trong labo. Các chuyên viên labo lọc rửa mẫu và xé từng ống sinh tinh, truy tìm tinh trùng trên kính hiển vi đảo ngược có độ phóng đại hơn 200 lần. Kết quả, bác sĩ chỉ cần phẫu thuật tinh hoàn trái đã tìm đủ lượng tinh trùng để thụ tinh.
Song song, người vợ được chọc hút trứngꦬ. Trứng sau khi lấy ra khỏi cơ thể được bảo quản nghiêm ngặt về nhiệt độ, môi trường tối ưu nhằm đảm bảo chất lượng để thụ tinh với tinh trùng, nâng cao tỷ lệ IVF thành công. trong tủ có gắn camera quan sát liên tục (time-lapse), giúp họ thu được 4 phôi ngày ba. Những tinh binh còn dư được trữ đông để họ có cơ hội sinh thêm con. Người vợ đang trong quá trình chuẩn bị niêm mạc, chờ chuyển phôi.
Tương tự, anh Huy cũng được chỉ định mổ micro-TESE. Sau ba giờ phẫu thuật, bác sĩ và các chuyên viên phòng lab phối hợp, tìm thấy tinh trùng đủ đ⭕ể trữ đông. Vợ chồng anh thực hiện IVF, tạo được 4 phôi. Người vợ có thai ngay lần chuyể🅷n phôi đầu tiên. Hiện thai nhi hơn 29 tuần, phát triển khỏe mạnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong các trường hợp vô sinh, nguyên nhân đến từ người chồng chiế📖m 40%, tương đương với người vợ; 10% từ cả hai và 10% trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Tuy vậy, bác sĩ Hoàng cho hay nhiều nam giới còn thụ động khi gặp vấn đề về sinh sản. Người bệnh vô tinh có thể có sức khỏe tình dục bình thường, không bộc lộ bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết trường hợp phát hiện bệnh sau khi nỗ lực thụ thai không thành công. Những trường hợp bộc lộ triệu chứng thường liên quan đến sự mất cân♏ bằng nội tiết tố hoặc tình trạng bất thường nhiễm sắc thể, di truyền, chẳng hạn ít ham muốn tình dục; rối loạn cương; ít lông, râu, tóc hoặc không có; sưng vùng bìu hay tinh hoàn; xung quanh tinh hoàn xuất hiện khối u hoặc từng búi tinh, sưng tấy, khó chịu...
"Nhi𓃲ều người lầm tưởng rằngﷺ thể lực khỏe mạnh, khả năng tình dục dồi dào đồng nghĩa với khả năng làm cha", bác sĩ lý giải, thêm rằng, lầm tưởng này hoặc tâm lý e ngại sợ bị đánh giá khiến họ trì hoãn việc thăm khám, dẫn đến hiếm muộn nhiều năm.
Càng lớn tuổi, khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới càng giảm, số lượng và chất lượng tinh trùng, trứng đều suy yếu. Điều nà♌y làm tăng nguy cơ đột biến, bất thường ở nhiễm sắc thể hoặc di truyền, các bệnh lý trong thai kỳ, sẩy thai hoặc lưu thai, trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh...
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo nam giới có tiền sử mắc bệnh quai bị, chấn thương bìu, nhiễm bệnh lây qua đường tình dục... dù chưa kết hôn vẫn nên tầm soát sức khỏe sinh sản định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường và điều trị dự phòng sớm. Vợ chồng sau kết hôn một năm (với gia đình có vợ trên 35 tuổi là 6 tháng), quan hệ tình dục đều đặn (2-3 lần mỗi tuần), không sử dụng biệꦐn pháp tránh thai mà chưa có con nên đi khám sức khỏe sinh sản toàn diện, điều trị꧋ càng sớm càng tốt.
Trịnh Mai