Nếu như buổi sáng, các doanh nghiệp tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công🍌 nghệ số gửi gắm nhiều đề xuất đến Chính phủ, Bộ ngành nhằm tháo gỡ những rào cản trong sự phát triển chung của ngành công nghệ. Phiên chiều xoay quanh chủ đề "Kết nối hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ công nghệ Make in Viet Nam và nước ngoài", đại diện MobiFone, Điện Quang, 💧VieON, Sun Electronics, MediaTek, Google Cloud... cùng bàn thảo để tìm hướng ☂gia tăng giá trị toàn cầu cho các giải pháp Việt.
Công nghệ phục vụ chuyển đổi số quốc gia
Khoảng 1 ▨giờ đầu chiều, lần lượt đại diện các doanh nghiệp trình bày tham luận xoay quanh nội dung chuyển đổi số. Là một trong số doanh nghiệp đi đầu ứng dụng công nghệ để tự làm mới mình, ông Phạm Lê Minh - Giám đốc điều hành khối IoT Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang chia sẻ các giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam cho xây dựng đô thị thông minh.
Theo ông Minh, nền tảng cơ bản của đô thị thông minh là kết hợp IoT, giải pháp phần mềm, giao d🦩iện người dùng (UI) và mạng truyền thông. Bên cạnh đó còn có xu hướng công nghệ như tầng ứng dụng, tầng nền tảng, tầng mạn🃏g và tầng cảm biến.
Hiện tại, Điện Quang xây dựng thành công giải pháp đô thị thông minh Điện Quang Smart City Solutไions, do các kỹ sư người Việt tự chủ nghiên cứu phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có giải pháp tòa nhà thông minh, nhà thông minh, nghỉ dưỡng thông minh.
Trong khi đó ông Huỳnh Long Thủy, Tổng giám đốc Công ty Cổ ph🔯ần VieON chia sẻ kinh nghiệm, cách thức đơn vị này xây dựng hệ sinh thái nội dung số cho người Việt.
Đại diện VieOn chỉ ra 4 bên tham gia tron✱g hệ sinh thái nội dung số, gồm Chính phủ (PolicyMaker - người tạo ra chính sách), nhà cung cấp nội dung (Content Providers), Dịch vụ Viễn thông (Telecom Operators - nơi truyền tải thông tin) và Các nền tảng Platform (platform providers) để truyền tải thông tin đến người dùng cuối.
Cũng theo ông Thuỷ, người dùng đang có sự dịch chuyển từ truyền hình truyền thống sang Internet với nội dung đến từ khắp mọi nền tảng số; xu hướng thứ hai là từ truyền hình truyền thống thành truyền hình số và OTT. "Để cạnh tranh hiệu quả, VieON chuyển đổi số trên chính sản phẩm số của mình, với các điểm chạm người dùng đượ⛦c đặt trên toàn bộ hành trình...Hệ thống quản trị bằng Big Data, do đội ngũ Việt Nam phát triển", ông chia sẻ.
Đại diện cho nền tảng nông nghiệp số là Công ty Rynan Technologies, ông Hồng Quốc Cường - Giám đốc kỹ thuật bày tỏ khát vọng của đơn vị khi phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam giải quyết bài toán nông nghiệp thông minh. Theo ông Cường, hiện công ty phát triển hệ sinh thái nền tảng nông nghiệp số Việt Nam VDAPES; nghiên cứu và sản xuất các thiết bị thông minh IoT ứng dụng trong nô༺ng nghiệp và thuỷ sản; cung cấp các chuỗi giải pháp truy xuất nguồn gốc; giải pháp tự động hoá dây chuyền sản xuất trong nhà máy.
Trước những chia sẻ của doanh nghiệp số, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam khẳng định Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp điện tử. "Việt Nam có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính; tăng cường thu hút F💯DI. Bên 𓆏cạnh đó, các nước lớn cũng đang đẩy mạnh liên kết kinh tế song phương, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư", bà nói.
Nguồn nhân lực - là mối quan tâm lớn của ông Peter Huỳnh, CEO Sun E൲lectronics Group. Trước đó, ở phiên buổi sáng vị này đã có tham luận về câu chuyện nhân sự. Theo ông Peter Huynh, đây là chìa khoá quan trọng để phát triển công nghệ số. Khi được host đặt câu hỏi, ông liền đứng dậy rời khỏi ghế tọa đàm, hướng về phía Thứ trưởng Long - đang ngồi phía dưới - để chia sẻ nhiều suy tư.
Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia, theo ông Peter Huỳnh, kỹ sư Việt Nam có điều kiện được đào tạo về công 🍬nghệ tốt, làm việc tại nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, có khả năng cạnh tranh với bất cứ quốc gia nào trong lĩnh vực điện🐻 tử.
Theo 🔜ông, yêu cầu cấp bách đầu tiên là cần xây dựng nền tảng cho đội ngũ kỹ sư. Trong෴ đó, một trong những giải pháp là đẩy mạnh hợp tác giữa kỹ sư Việt Nam với kỹ sư Việt từ nước ngoài về.
Tham gia trực tuyến từ Nhật Bản, ông Michael Hoo, Trưởng Đại diện kỹ thuật khách hàng về Điện toán đám mây Công ty Google Cloud đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của Việt Nam.
Theo ông, doanh nghiệp Việt cần có chuẩn bị năng lực để sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong ಞtương lai, vừa phát triển phần mềm vừa phải đảm bảo an ninh mạng. Bên cạnh ♉đó, cần lấy người dùng làm trọng tâm, hiểu mong muốn của khách hàng và nhận diện nhu cầu của họ.
Nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
Sau phần tham luận, các diễn giả tiếp tục bàn luận về vấnꦉ đề nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn c🐎ầu, từ các câu hỏi của Host.
Với tư cách♚ doanh ng𓃲hiệp, bà Hương cho rằng, để tham gia vào chuỗi cung ứng của các ông lớn, doanh nghiệp Việt phải không ngừng lớn mạnh, hoàn thiện trong quá trình sản xuất.
L🦄à đại diện trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh, ông Hồng Quốc Cường, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Rynan Technologies Việt Nam đưa ra lời khuyên cho cộng đồng startup, đó là các giải pháp của startup phải cụ thể, giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn. Theo ông, startup trong chuỗi giá trị từ vật tư đầu vào, canh tác, thu gom, chế biến..., cần xác định cụ thể đối tượng khách hàng, để từ đó có꧟ mô hình kinh doanh phù hợp.
Từ kinh nghiệm ra quốc tế của doanh nghiệp, ông Lê Phạm Ngọc Châu, đại diện MediaTek Việt Nam đặc biệt lưu ý "người Việt có cái rất hay đó là cái gì cũng muốn tự làm. Điều này tốtꦚ nhưng cũng có điểm không tốt".
Phần thảo luận trở nên sôi nổi khi có hai đầu tư được kết nối từ FPT chi nhánh Nhật Bản và Singapore. Từ đầu cầu Nhật Bản, đại diện FPT chia sẻ 3 cách phát triển thị trường nước ngoài, đó là tập trung phát 𒊎triển năng lực toàn diện. Hai là, quá trình chuyển đổi số đòi hỏi phải sát sao với khách hàng, hướng dẫn họ thực hiện. Cuối cùng, chú trọng chiến lược hội nhập nhân sự. "Nhân sự người Nhật chính là cầu nối gắn kết giá trị Việt Nam với Nhật Bản. Nhân sự là vấn đề cốt lõi nên FPT rất chú trọng điều này", vị đại diện cho hay.
Đồng q🧸uan điểm, đại diện FPT tại Singapore cho biết, để thành công, đơn vị đã xây dựng đội ngũ thấu hiểu văn hoá của thị trường. Đội ngũ tại Singapore có hơn 50% số lượng nhân viên là người bản địa, đến từ quốc gia khác Việt Nam, điều này tạo 𒐪nên nhiều cái nhìn mới, tư duy mới, đóng góp kinh nghiệm, trải nghiệm đa dạng trong khu vực.
Đại diện nước ngoài của Google Cloud cũng chia sẻ về♍ những hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số Việt Nam. Theo vị đại diện này, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư vào giáo dục, chứng nhận cho các hệ sinh thái với niềm tin đào tạo kỹ năng số, thông tin số là một trong những nền tảng quan trọng để xây dựng những🤪 hệ sinh thái thành công.
Phía dưới bàn đại biểu, Thứ trưởng Long quan sát, ghi chép những ý ki♕ến của đại diện doanh nghiệp gửi đến. Khi phát biểu kết lại phiên thảo luận, Thứ trưởng Phạm Đức Long đứng dậy và cầm tờ giấy để hồi đáp các nội dꦗung mà doanh nghiệp quan tâm.
Ông chia sẻ: "Việt Nam đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp, và đây là cuộc cách mạng được kỳ vọng nhiều nhất, thay đổi thứ hạng, trật tự. Bộ Thông tin và Truyền th🌱ông phát động diễn đàn quốc gia hôm nay, nhằm khơi dậy tinh thần Việt Nam, cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn".
Thứ trưởng đánh giá, nhiều giải p🍨háp hay đã được mang tới diễn đàn, nhưng bài toán của đất nước cần được nghiên cứu nhiều hơn. Đó là bài toán về nông nghiệp t💎hông minh trong bối cảnh nông nghiệp Việt còn manh mún, nhỏ lẻ, bài toán về năng lượng theo COP26... "Các giải pháp phải được giải trong điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam", Thứ trưởng nhấn mạnh. "Cần phát triển bền vững, nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, lấy thị trường trong nước là cái nôi để đi ra nước ngoài", Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Phần chia sẻ của Thứ trưởng kéo dài tầm 10 phút. Kết thúc, ông nhận tràng pháo tay từ diễn giả trên sân khấu và các 💫đại biểu phía dưới.
Xem diễn biến chính