Bác sĩ Bùi Thị Hạnh, Trung tâm Hỗ trợ sinh s✤ản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nhiều hormone chi phối chức năng sinh sản, trong đó hormone giới tính đóng vai trò quan trọng nhất. Các hormone này sản xuất theo nhịp sinh học của cơ thể. Rối loạn nhịp sinh học thức - ngủ có thể làm gián đoạn chu kỳ hormone, ảnh hưởng đến rụng trứng ở nữ và sản xuất tinh trùng ở nam, giảm khả năng sinh sản ở hai giới.
Bác sĩ Hạnh giải thích phần n♍ão điều chỉnh các hormone chịu trách nhiệm thúc đẩy chất lượng giấc ngủ và điều chỉnh nhịp sinh học cũng kích hoạt giải phóng các hormone sinh sản. Thiếu ngủ báo hiệu cơ thể sản sinh ra nhiều hormone gây căng thẳng, có hại đến sức khỏe tổng thể, làm giảm nồng độ estrogen, testosterone và các hormone sinh sản khác.
Nữ giới thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến giải phóng các hormone kích hoạt rụng trứng luteinizing (LH), hormone kích thích nang tr🌌ứng (FSH). Đồng thời, nồng độ prolactin tăng cao làm cản trở điều tiết hormone progesterone và estrogen, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm khả năng thụ thai.
Ở nam giới, ngủ không đủ giấc có thể khiến nồng độ hormone glucocorticoid tăng và giảm testosterone, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của tinh trùng, mật độ thấp, vận động kém, nguy cơ cao dị dạng. Tinh trùng không khỏe mạnh khó khi di chuyển hoặc không có khả năng thụ tinh với trứng.
Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt do thiếu ngủ có thể giảm ham muốn tình d☂ục. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc còn tăng nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như tiểu đường, tim mạch, béo phì.
Theo bác sĩ Hạnh, hầu hết người ngủ ít, thức khuya đều có liên quan đến tiếp xúc với ánh sáng có bước sóng💧 ngắn từ màn hình tivi, máy tính, bức xạ điện từ từ điện thoại di động. Việc tiếp xúc này có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, suy giảm chất lượng trứng, tinh trùng bị phân mảnh hoặc stress oxy hóa.
Thường xuyên thức khuya làm việc trong điều kiện ánh sáng vào ban đêm khiến hàm lượng melatonin trong máu giảm. Đây là loại hormone được cơ thể sản xuất trong bóng tối, điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức. Melatonin hoạt động như chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ trứng, tế bào tinh trùng khỏi các gốc tự do. Melatonin giảm không chỉ gây rối loạn sự điều tiết hormone sinh sản (estrogen, progesterone, testosterone), giảm chất lượng trứng 🗹và tinh trùng mà còn ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ.
Nữ ꦰgiới làm ca đêm hoặc๊ thường xuyên thức khuya có và sẩy thai cao. Bác sĩ Hạnh dẫn ra nghiên cứu năm 2019 trên 22.744 phụ nữ của các nhà khoa học Đan Mạch cho thấy phụ nữ mang thai (từ 8 đến 22 tuần) làm việc ít nhất hai ca đêm trong một tuần có nguy cơ sẩy thai tăng 32%.
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi hệ thống não và các cơ quan, giảm căng thẳng, điều chỉnh các hormone có liên quan đến khả năng sinh sản. Ngược lại, ngủ𒉰 quá nhiều có thể gây ra tác dụng ngược.
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, nữ giới ngủ ít hơn 7 giờ có khả năng mang thai thấp hơn 15% so với người ngủ từ 7 đến 8 giờ. Người đang điều trị hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm (IVF) ngủ 7-8 giờ có khả năng mang thai cao hơn 25% so với người n෴gủ từ 9 giờ trở lên. Nghiên cứu khác của Đại học Boston, Mỹ, năm 2016 trên 790 cặp đôi cho thấy, nam giới ngủ ít hơn 6 giờ và nhiều hơn 9 giờ một đêm có khả năng thụ thai giảm 42%.
Theo bác sĩ Hạnh, duy trì giấc ngủ khoảng 7-8 giờ mỗi đêm giúp duy trì nồng độ hormone sinh dục ổn định, tăng ham muốn tình dục, cải thiện khả năng thụ thai và tốt cho sức khỏe sinh sản.
Để có chất lượng giấ🍌c ngủ tốt, mọi người nên ngủ đúng giờ, tốt nhất trước 22h và duy trì cả những ngày cuối tuần. Trước khi ngủ nên tránh tiêu thụ caffe꧟ine và đồ uống chứa cồn trong 10 giờ hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong vòng một giờ. Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, ít ánh sáng; dành thời gian hoạt động ngoài trời khoảng một giờ mỗi ngày hoặc thư giãn tinh thần bằng các hoạt động như thiền, yoga cũng giúp sâu giấc hơn.
Trịnh Mai
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |