Trả lời:
Một số miếng thịt xuất hiện những đốm trắng ở các thớ thịt, điều này cảnh báo nguy cơ nhiễm♊ sán. Những hạt trắng này là ấu trùng sán, thường gặp nhất là ấu trùng sán gạo (cysticercus cellulosae), có hình giống hạt gạo, đầu màu trắng đục, cứng, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.
Theo nguyên lý, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn, di chuyển khắp nơi và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Bạn có thể nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, cơ đùi, cơ vai, cơ chân, cơ hoành... Những con lợn chăn nuôi theo quy trình công nghiệp gần như không🌊 nhiễm ไbệnh sán lợn, chỉ những con lợn chăn thả tự do mới có nguy cơ mắc.
Nhiều bà nội t♓rợ đặt câu hỏi: "Liệu lỡ mua thịt rồi thì nấu chín kỹ có ảnh hưởng hay không?". Thông thường, sán được tiêu diệt khi thực phẩm nấu chín kỹ. Tuy nhiên, thịt nhiễm sán hương vị không được thơm ngon, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật khác từ hóa chất bảo quản, không đảm bảo chất lượng.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ngày 1/6/2016, đối với lợn nhiễm bệnh gạo lợn,ꦡ trong 40 cm2 mặt cắt có 1-6 ấu trùng thì thịt, thực quản, tim phải luộc chín trước khi sử dụng; gan, lá lách, dạ dày không phải xử lý. Nếu trong 40 cm2 mặt cắt có trên 6 ấu trùng thì thịt phải hủy b👍ỏ, các phủ tạng khác xử lý giống như trên.
Tốt nhất, thịt lợn nổi đốm trắng đầu kim không nên ăn mà cần vứt bỏ. Thịt lợn tươi có bề mặt khô ráo, màu đỏ hồng hoặc đỏ đậm, bóng, mỡ chắc, mùi tự nhiên. Khi sờ trực tiếp có độ cứng vừa phải, không để lại dấu vết sau khi chạm và không bám dính và🐽o ngón tay. Ngoài ra, thịt tươi sau khi luộc có nước dùng trong suốt, mùi thơm và lớp váng mỡ xuất hiện trên bề mặt có dạng vết lớn.
Mọi người nên mua thịt tại các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị, nơi có hệ thống cung ứng đầy đủ và đáng tin cậy. Nếu không thể xác định được nඣguồn gốc, nên luộc thịt với nước sôi trước khi sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội