Một thực tế ở các trường đại học tại Việt Nam, đó là vẫn nặng về mục tiêu đào tạo nhân lực, còn hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ là thứ yếu. Đa số giảng viên và giáo sư quá bận rộn với giảng dạy, chỉ một số rất ít nghiên cứu khoa học, và họ làm việc trong điều kiện rất khó khăn. Nhiều nghiên cứu được thực hiện chỉ để "đối phó tình thế" (như trong các cuộc đề bạt chức danh giáo sư và phó giáo sư) hơn là nhắm đến giải quyết những vấn đề lớn mà xã hội 𝔉quan tâm.
Nói về thực trạng chất lượng giảng viên đại học ở Việt Nam, độc giả Leslie chia sẻ: "Tôi từng tốt nghiệp một trường đại học đào tạo về Ngoại ngữ tại Hà Nội, thuộc top đầu cả nước. Giảng viên của chúng tôi là các thầy, cô trẻ tuổi, nhiệt huyết, phần lớn trong số đó là sinh viên xuất sắc của các khóa trước được giữ lại giảng dạy. Tuy nhiên, các thầy cô chủ yếu ký hợp đồng với mức lương chỉ vài triệu đồng một tháng. Trong khi đó, họ phải làm đủ công việc, từ biên soạn giáo trình, giảng dạy, trông thi, ch🉐ấm thi...
Và dĩ nhiên, để đủ chi phí trang trải cuộc 🌊sống, thay vì tập trung vào công việc giảng dạy và đào tạo để nâng cao trình độ bản thân cũng như sinh viên, họ lại 'chạy sô' dạy thêm. Rất nhiều thầy, cô cố gắng để có được chức danh giảng viên để đi luyện thi chứng chỉ ở các trung tâm, tham gia dịch sách, dịch hội thảo... để kiếm thêm thu nhập. Họ trở thành thợ dạy, thợ dịch chuyên nghiệp, có người đã là giảng viên lâu năm còn quên cả lịch dạy trên trường vì mải đi làm ngoài.
Các thầy, cô bận rộn 'chân trong, chân ngoài' để đảm bảo cuộc sống như thế, thì lấy đâu ra tâm huyết để đảm bảo chất lượng đào tạo sinh viên chính quy, chứ chưa nói đến nghiên cứu khoa học. Dù họ có làm nghiên cứu khoa học, thì cũng chỉ là để đối phó, vì mỗi năm đều có phong trào nghiên cứu khoa học gửi đến từng bộ môn. Việc đó được hiểu như KPI chಌo mỗi giảng viên. Hoàn thành đủ KPI thì sẽ được xét nâng lương, được vào biên chế... nên họ làm cho có. Cuối cùng, những nghiên cứu đó cũng chỉ xếp xó, chẳng ai dùng đến".
>> 'Tốt nghiệp đại học bằng giỏi nhưng sao ch💝ẳng ai tuyển vào làm việc?'
Là một người từng có bằng Thạc sĩ ở nước ngoài, đồng thời có thời gian giảng dạy ở trong nước, bạn đọc Anh Tú đưa ra so sánh: "Những năm gần đây, việc có bài đăng trê🃏n các tạp chí quốc tế lớn đã dần trở nên thịnh hành hơn trong giới khoa học. Ngoài việc giảng dạy, thì nghiên cứu cũng mang về một nguồn thu khổng lồ cho các trường (từ nguồn ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước, các buổi hội thảo, diễn đàn chuyên môn...). Tuy không nói ra, nhưng ở các trường đại học phương Tây đều ưu tiên tuyển chọn những học giả có kinh nghiệm và có kỹ năng kéo đề tài về cho trường.
Tôi cho rằng, việc đào tạo cử nhân trong các trường đại học, không nhất thiết phải dùng tới giảng viên là các Giáo sư, Tiến sĩ. Thời gian tôi làm Thạc sĩ ở🐲 nước ngoài, có những đồng nghiệp còn chẳng có học hàm, học vị gì, nhưng họ vẫn đào tạo sinh viên bình thường, có chất lượng cao. Họ có thể là những người có 10-20 năm kinh nghiệm thực tiễn, làm cho Chính phủ, các Bộ ban ngành hoặc các côওng ty đa quốc gia. Cái mà họ đào tạo cho sinh viên không phải lý thuyết suông mà là các kỹ năng để ra đời các em có thể đi làm được luôn.
Các vị có học hàm, học vị cao hơn như Tiến sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư thường sẽ chỉ nhận nhiệm vụ đào tạo sau đại học, hoặc làm nghiên cứu khoa học. Nói chung, đó là những công việc mang nặng tính hàn lâm hơn một chút so với vị trí giảng viên đại học. Tiếc là ở Việt Nam vẫn chưa làm được như vậy, nên vẫn tồn tại tình trạng giảng viên và giáo sư quá bận rộn với việc đi dạy thay vì tập trung nghiên cứu khoa học".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết kh🐻ông nhất thiết trùng với quan điểm 💃168betvisa-slots.com.