"Chúng tôi đã chia sẻ sự chấp thuận có điều kiện của mình với các quốc gia thành viên về khởi động tiến trình kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan n💙ói sau phiên họp nội các ngày 18/7.
"Tôi muốn nhắc lại lần nữa rằng chúng tôi sẽ đóng băng quá trình này, nếu các quốc gia đó không thực hiện những bước cần thiết để đáp ứng điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đặc biệt lưu ý rằng Thụy Điển không có hình ꩵảnh tốt trong điều này", ông nói thêm.
Tổng thống Erdogan từng cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan cung cấp nơi trú ẩn cho các tay sú🐟ng người Kurd, đặc biệt là thành viên đảng Công nhân Người Kurd🃏, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố và đặt ngoài vòng pháp luật.
Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Madrid hồi cuối tháng 6, Tổng thống Erdogan kêu gọi Thụy Điển và Phần Lan thực hiện vai trò của mình trong cuộc chiến chống khủng bố. NATO đầu tháng 7 khởi động các thủ tục kết nạp Thụy ĐIển và Phần Lan, sau khi ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong cuộc họp báo ngày 18/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price không bình luận về tuyên bố của ông Erdogan, song nhắc tới việc Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho tư cách thành viên NATO của Thụy Đജiển và Phần Lan trong hội nꦑghị thượng đỉnh của khối.
"Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển đã ký bản ghi nhớ ba bên ở Madrid để thiết lập tiến trình này", ông Price nói. "Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với ba qu🎉ốc gia đó để tiến trình gia nhập và phê chuẩn ở đây cũng nh🍒ư trên toàn thế giới diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể".
V💦iệc gia nhập NATO phải được sự chấp thuận chính thức của toàn bộ 30 quốc gia thành viên, đồng nghĩa mỗi thành viên đều có quyền chặn kết nạp thành viên mới.
Ông Erdogan đặc biệt nhấn mạnh việc Thụy Điển và Phần Lan phải đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về dẫn độ 33 nghi phạm khủng 🍨bố liên kết với đảng Công nhân người Kurd (PKK) hoặc là thành viên nhóm của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.
PKK là tổ chức nổi dậy chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ năm 1984 và bị Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) cùng Mỹ đưa vào danh sách đen. Trong khi🔯 đó, Ankara cáo buộc giáo sĩ Gulen tham gia âm mưu đảo chính bất thành vào năm 2016, nhưng giáo sĩ này bác bỏ và sống lưu vong tại Mỹ.
Thụy Điển và Phần Lan 🔯hồi tháng 5 nộp đơn gia nhập NATO, động thái được đánh giá là bước ngoặt khi kết thúc nhiều thập kỷ duy trì vị thế trung lập của hai quốc gia Bắc Âu.
Tổng thống Erdogan khi đó từ chối bật đèn xanh cho đơn xinꦡ gia nhập của hai nước Bắc Âu, bất chấp lời kêu gọi từ các đồng minh NATO, do Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Phần Lan, và đặc biệt là Thụy Điển, cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm người Kurd bị Ankara xem là khủng bố.
Hôm 28/6, Thổ Nhĩ Kỳ rút lại phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sau thỏa thuận ba bên và sau cuộc gặp giữa ông Erdogan với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hai nước Bắc Âu cũng ꦆnhất trí dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được áp đặt để đáp trả cuộc tấn công quân sự của Ankara vào Syria năm 2019.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)