"Chúng tôi làm rõ rằng quá trình này sẽ không có tiến triển nếu quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ không được đáp ứng bằng các bước cụ thể trong khung thời gian nhất định", Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nói trong họp báo sau cuộc họp kéo dài✤ 5 tiếng giữa giới chức nước này với phái đoàn Phần Lan và Thụy Điển tại thủ đô Ankara hôm 25/5.
Ông cho hay đề xuất của Ankara về việc hai quốc gia Bắc Âu dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ đã được thảo luận với "thái độ tích cực". Thụy Điển áp lệnh cấm bá✨n vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2019 sau khi Ankara mở chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng người Kurd ở Syria.
"Họ nói với chúng tôi rằng họ hiểu những quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chúng tôi sẽ quan sát xem họ định làm gì", phát ngôn viên Kalin nói và cho ha🌱y các bên sẽ tiế▨p tục đối thoại.
Phần Lan và Thụy Điển ngày 18/5 nộp đơn xin gia nhập NATO, kết thúc chính sách trung lập mà hai nước đã duy trì trong thời gian dài. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã chặn nỗ lực đàm ph🌟án của các nước NATO về quy♈ết định của hai nước Bắc Âu.
Ankara cáo buộc Stockholm ꦗvà Helsinki nương tay với những thành viên tổ chức đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) coi là khủng bố. Hai nước Bắc Âu còn bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là nơi ẩn náu của người ủng hộ Fethullah Gulen, giáo sĩ bị Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành năm 2016.
Hồng Hạnh (Theo AFP)