Hôm 3/12, trong thông điệp l♋iên bang được đưa ra hơn một tuần sau sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng "thánh Allah đã quyết định trừng phạt những người cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách làm cho họ mất đi sự tỉnh táo".
Bà Reva Bhalla, chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Stratfor cho rằng không phải ngẫu nhiওên mà ông Putin có lời lẽ như vậy với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi với sự kiện trên, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng xa rời tầm ảnh hưởng của Nga.
Nga biết rõ tầm quan trọng của việc giữ Thổ Nhĩ Kỳ trong tầm ảnh hưởng của mình khi Moscow đang phải đối mặt với sức ép ng✅ày càng gia tăng từ phương Tây. Tất cả các tính toán tìm cách đối phó Mỹ của ông Putin hiện lâm vào thực tế khó khăn hơn khi Nga không thể dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ, nước có vị trí chiến lược trên bản đồ địa chính trị.
Bà Bhalla cho rằng nỗ lực thoát khỏi bóng của người khổng lồ Nga được Thổ Nhĩꦗ Kỳ khởi động từ 4 năm trước. Tháng 8/2008, Nga đưa quân vào Nam Ossetia chống❀ lại Gruzia, và Thổ Nhĩ Kỳ đã rất bất an khi nhận ra rằng Moscow sẵn sàng s🅷ử dụng vũ lực để tái thiết lập các vùng đệm trong không gian hậu Xô Viết, chống lại ảnh hưởng từ phương Tây.
Khi đó Nga đã không hài lòng trước việc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép tàu chiến Mỹ đi vào Biển Đen để chuyển hàng cứu trợ tới các 🗹cảng Gruzia và trả đũa bằng cách buộc hàng nghìn xe tải chở nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ ùn tắc tại biên giới Nga. Hai nước sau đó đều có những động thái nhượng bộ nhằm tránh leo than🥂g căng thẳng.
Sau✨ biến cố đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu phác thảo vị trí của nước này trên bản đồ năng lượng thế giới đến năm 2040. Thổ Nhĩ Kỳ dù không muốn nhưng không thể tránh khỏi việc bị kéo vào các cuộc xung đột ở Trung Đông và với Nga liên quan đến ❀vấn đề năng lượng.
Thực tế này khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải tính toán để đảm bảo trong tư🐭ơng lai không bị phụ thuộc kinh tế vào Nga. Ông Ahmet Davutoglu, ngoại t🃏rưởng Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã tuyên bố: "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đi theo đường lối bành trướng mới", và cách nước này ứng phó với các thách thức năng lượng là tận dụng lợi thế địa lý và duy ♎trì mối quan hệ ổn định với các nước láng giềng.
Năm 2014, việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea là một đòn giáng mạnh nữa vào Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 300.000 người Tatar nói tiếng Thổ vẫn sinh sống trên bán đảo Crimea như một dấu tích lịch sử của đế chế Ottoman. Việc Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng﷽ đứng ra bảo vệ người Tatar sau sự kiện này không chỉ đơn thuần là sự quan tâm của họ với dân tộc mình ở nước ngoài: Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng cán cân quyền lực ở Biển Đen đang thay đổi, theo bà Bhalla.
Nắm giữ được Crimea, Nga sẽ không còn bị ràng buộc với chính ෴phủ Ukraine để sử dụng quân cảng Sevastopol nữa. Nga giờ đây có thể tự do tăng cường quân sự cho 🏅Hạm đội Biển Đen đồn trú tại cảng Sevastopol, vốn là lực lượng chủ yếu được dùng để đối phó với hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria là hành động 💎"chạm giới hạn đỏ" đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đánh giá của bà Bhalla. Động thái này của Nga đã tác động trực tiếp tới chính sách "ổn định sân sau" của đảng Công lý và 👍Phát triển Hồi giáo cầm quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Syria để bảo vệ chính quyền Tổng 💝thống Bashar al-Assad trực tiếp cản trở mục tiêu tăng cường hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Syria nhằm kiềm chế phong trào ly khai của ng🔴ười Kurd cũng như mục tiêu thay thế ông Assad bằng chính quyền người Sunni thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo bà Bhalla, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 Nga hôm 24/11 có thể là hậu quả của "giọt 🥃nước tràn ly" sau nhiều lần Nga có những hành động🌱 đe dọa đến lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Trên hết, đó cũng là cách để Ankara muốn chứng tỏ với Moscow rằng họ đã vượt qua giới hạn đỏ, buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải có hành động quyết liệt để hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của Nga.
Bùa hộ mệnh của Thổ Nhĩ Kỳ
Theo giới phân tích, Thổ Nhĩ Kỳ k💎hông thể dễ dàng thoát ly hoàn toàn khỏi tầm ảnh hưởng của Nga, bởi các mối quan hệ kinh tế gắn kết giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực khí đốt, du lịch và nông sản. Dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm "lá bùa hộ mệnh" quan trọn✤g trong cuộc chơi: hai eo biển Dardanelles và Bosphorus.
Công ước Montreux năm 1936 trao quyền kiểm soát các eo biển này cho Thổ Nhĩ Kỳ, với điều kiện các tàu chở hàng và tàu chiến trong thờ𝓰i bình được quyền tự do qua lại. Theo công ước này, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép các tàu chiến của các quốc gꦺia không thuộc khu vực Biển Đen đi qua eo biển của họ với điều kiện các tàu chiến này không được ở trên Biển Đen quá 21 ngày.
Các eo biển Dardanelles và Bosporus là con đường duy nhất 𝓀thông giữa Biển Đen và Địa Trung Hải, là tuyến đường mà hải quân Nga dùng để chuyển đồ tiếp tế từ Sevastopol đến quân cảng Tartus ở Syria.
Là nước được quyền kiểm soát, quản lý tuyến đường biển này, Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây khó dễ cho tàu Nga đi qua hai eo biển, điều khiến Nga rất bất an. Sự việc tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ chạm trán tàu hậu cần Yauda của Nga hôm 30/11 trên eo biển Dardanlles, hay thông tin cho rằng tàu hàng Nga phải đợi nhiều giờ mới được phép qua eo biển Bosphorus được cho là một lời cảnh báo rất rõ của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia Bhalla cho hay.
"Thổ Nhĩ Kỳ không thể đóng cửa các eo biển trên Biển Đen đối với tàu Nga đang trên đường đến Syria. Điều này sẽ vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Montreux", Sputnik dẫn lời cựu tư lệnh hạm đội Biển Đ🔴en, Đô đốc Viktor Kravchenko. Tuyên bố này của ông Kravchenko được cho là thể hiện rất rõ sự lo ngại của Nga về nguy cơ bị chặn dòng tiếp tế tới Syria.
Vụ bắn hạ Su-24 là một tín hiệu cho thấy ông Putin phải đối phó với một Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng sẵn s⛄àng hợp tác với 🌊Mỹ và châu Âu để cân bằng ảnh hưởng của Nga. "Đôi khi Ankara bị lép vế trước Moscow, nhưng không thể phủ nhận một thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ đang tỉnh giấc sau một giấc ngủ địa chính trị kéo dài nhiều🐻 t꧒hập kỷ", chuyên gia Bhalla nhấn mạnh.
Duy Sơn