🐼Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM, cấu tạo của khớp háng gồm 2 phần chính là: Chỏm xương đùi hình cầu và Ổ cối xương chậu hình lõm. Trong đó, phần ổ cối còn được bao bởi một lớp sụn viền có cấu trúc dạng sợi, chịu trách nhiệm bảo vệ phân tách mặt khớp, đồng thời giúp duy trì lượng dịch trong khớp, đảm bảo độ chắc chắn và vững chãi của khớp háng.
💮Là nơi tiếp giáp giữa xương đùi và xương chậu, khớp háng đóng vai trò trụ đỡ cho phần thân trên của cơ thể. Đồng thời, đây cũng là điểm trụ trung tâm cho những động tác, cử động của cơ thể, đặc biệt là các động tác gập và duỗi. Bên cạnh đó, khớp háng còn hỗ trợ chống đỡ trọng lượng cơ thể và hấp thụ lực tác động lên cơ thể khi đứng hoặc chạy nhảy.
♒Thoái hóa khớp háng (Hip osteoarthritis) là một bệnh lý cơ xương khớp chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn bởi nhiều yếu tố khác nhau, gây nên những cơn đau dai dẳng và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.
☂Không những vậy, nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp, kiểm soát tốt ngay từ đầu, thoái hóa có thể gây biến dạng cấu trúc khớp háng dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.
🌄Khớp háng bị thoái hóa có khả năng xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng thường gặp ở những đối tượng như: người cao tuổi, người có tiền sử bị tai nạn, chấn thương ở khu vực khớp háng, người có bệnh sử viêm khớp, phụ nữ.
Triệu chứng và dấu hiệu
🥀Hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp đều có triệu chứng đau nhức.
☂Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà tính chất cơn đau có thể thay đổi, ví dụ như:
𝓀- Giai đoạn sớm: cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng bẹn, có thể lan xuống mông, đùi hoặc thậm chí là khớp gối, đồng thời đau tăng khi người bệnh cử động hoặc đứng lâu.
🦹- Giai đoạn sau: đau dữ dội vào sáng sớm và thường xảy ra khi bệnh nhân đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc khi di chuyển, đồng thời có xu hướng đau mỏi về chiều tối.
ꦍ- Giai đoạn muộn: đau nhiều về đêm (ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi) và thời điểm giao mùa.
♉Tuy các cơn đau nhức có xu hướng thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi, nhưng chúng lại trở nên dữ dội hơn khi thời gian nghỉ ngơi kéo dài.
💃Bên cạnh đó, bệnh thoái hóa khớp háng còn kéo theo một số dấu hiệu, biểu hiện khác như:
🍃- Cứng khớp: thường diễn ra vào sáng sớm hoặc ngồi quá lâu, có thể kèm theo giảm biên độ vận động của khớp
🐻- Khô khớp: có âm thanh lạo xạo, lục cục phát ra khi cử động khớp
♚- Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày: gần như không thể thực hiện những động tác đơn giản như đi lại, cúi người, bước vào xe ô tô...
🦄Thông thường, triệu chứng đau, cứng khớp háng do thoái hóa sẽ tiến triển dần theo thời gian. Cơn đau phát sinh đột ngột có thể cảnh báo chấn thương hoặc bệnh lý khác.
ܫNgoài ra, nếu có biểu hiện sưng, nóng khớp, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện vì đây có khả năng là dấu hiệu nhiễm trùng.
Nguyên nhân
🅺Bên cạnh yếu tố lão hóa, nguyên nhân khớp háng bị thoái hóa còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:
ꦓ- Cấu tạo khớp háng dị dạng bẩm sinh có nguy cơ cao gây nên các vấn đề như loạn sản, trật khớp và thậm chí là tình trạng thoái hóa ở khớp háng.
ꦇ- Gãy xương hông, rách sụn chêm hoặc bất kỳ chấn thương nào khác tại khu vực này cũng đều góp phần khiến khớp háng suy yếu, dễ bị bào mòn.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚMặc dù hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng đôi khi, sức khỏe khớp háng cũng có thể bị ảnh hưởng và yếu đi bởi việc vận động với cường độ cao, ví dụ như:
𒆙- Liên tục tham gia các môn thể thao mang tính đối kháng, va chạm nhiều (bóng đá, bóng rổ...)
ಌ- Thường xuyên phải lao động chân tay (công nhân, nông dân...)
ღ- Di truyền cũng ảnh hưởng đến quá trình bệnh, ước tính chiếm 60% trường hợp.
𝓀- Một số chuyên gia cho rằng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới 10%.
♕- Thừa cân có thể không phải là yếu tố nguy cơ gây bệnh, nhưng lại góp phần thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh.
♊- Nhẹ cân khi sinh hoặc sinh non có thể liên quan đến một số dị tật nhỏ ở cấu trúc khớp háng góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa phát sinh.
🅷Mặt khác, cần lưu ý rằng không phải bệnh nhân nào cũng có những yếu tố trên. Ngược lại, ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nào, người bình thường vẫn có khả năng gặp phải vấn đề sức khỏe này.
🍃Khớp háng được che bởi nhiều lớp mô cơ và dây chằng bên ngoài nên những thương tổn ở bộ phận này thường khó nhận biết, đồng thời dễ bị nhầm với tổn thương thắt lưng hoặc xương chậu. Điều này khiến bệnh nhân dễ chọn sai hướng điều trị. Từ đó tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa ở khớp háng tiếp tục tiến triển và kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như:
- Biến dạng khớp gây tàn phế
- Nứt, gãy xương hông
♕- Teo cơ và dây chằng ở khu vực xung quanh khớp háng
💝- Chất lượng giấc ngủ không tốt, dẫn đến sức khỏe tinh thần cũng suy giảm
- Dễ lo âu, trầm cảm
൲- Thừa cân, béo phì và những hệ lụy liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường...
Chẩn đoán và điều trị
ౠChẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với nền y học hiện đại, nay các bác sĩ đã có thể tìm kiếm và xác định tình trạng này bằng những phương pháp, kỹ thuật sau: Khám lâm sàng, Xét nghiệm hình ảnh và một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác.
🦩Về điều trị, thực tế, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, mục tiêu của những phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc:
- Kiểm soát tình trạng đau khớp dai dẳng
- Duy trì khả năng đi lại
- Giảm thiểu tàn phế
🅺- Cải thiện chất lượng cuộc sống và giáo dục bệnh nhân
𓂃- Hạn chế độc tính cũng như tác dụng phụ của thuốc
🌞Hiện nay, các cách điều trị hiệu quả thường được áp dụng có thể kể đến như: sử dụng thuốc kê toa và không kê toa (các loại thuốc được chỉ định cần phù hợp với mức độ bệnh), phẫu thuật tái tạo bề mặt chỏm xương đùi hoặc có thể thay khớp háng nhân tạo.
🐻Bên cạnh những cách chữa thoái hóa khớp háng trên, việc thay đổi lối sống hàng ngày lành mạnh hơn cũng góp phần làm chậm quá trình bào mòn sụn khớp. Những thay đổi này có thể gồm: Thường xuyên vận động rèn luyện cơ thể bằng những môn thể thao phù hợp, tập vật lý trị liệu, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho khớp (cá béo, rau xanh, các loại hạt,...) và hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối, rượu bia...
⛄Mặc dù không thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, tập thể dục thể thao cũng là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe cho các mô cơ xung quanh khớp, nhờ đó hỗ trợ ngăn ngừa quá trình bào mòn sụn khớp xảy ra.
🌠Nhìn chung, tuy thoái hóa khớp háng không thể điều trị khỏi hẳn và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng nếu hiểu rõ về vấn đề sức khỏe này, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và tái hòa nhập với cuộc sống thường ngày.
Anh Ngọc