"Có những đêm trời mưa tầm tã, khi đi bộ từ bãi giữ xe vào khoa chạy thận nhân tạo trong ánh đèn đường hiu hắt mờ ảo, người thì ướt, cảm giác𓄧 tương lai mờ mịt không còn gì để hy vọng nữa. Đến khi được ghép th𒊎ận, quay trở lại với đời sống bình thường mới hiểu hết cảm giác được sinh ra một lần nữa là như thế nào", anh Hùng chia sẻ.
Không chỉ trải qua những đau đớn thể xác vì bệnh tật, anh Hùng còn phả🥃i chứng kiến người thân khóc lóc lo lắng cho mình, cuộc sống gia đình gần như đảo lộn. Sau khi may mắn được hiến tặng quả thận để thoát cảnh lọc máu cả đời, "cuộc đời tự nhiên như bừng sáng", anh Hùng tích cực vận động mọi người tham gia đăng ký hiện tạng. Từ những tháng ngày ròng rã chạy thận, anh thấu hiểu hơn ai hết sự khắc khoải trông đợi từng ngày để kéo dài sự sống của những bệnh nhân cùng cảnh ngộ. Chỉ khi may mắn được hiến tạng để ghép thì người bệnh và thân nhân mới thoát được bế tắc.
Chia 🥀sẻ trong buổi lễ kêu gọi cộng đồng chung tay hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy cuối tuần qua, nghệ sĩ cải lương Minh Vương cho biết ông được một thanh niên hiến tặng quả thận để ghép cách đây 3 năm. Trước đó sức khỏe của nghệ sĩ rất kém, không thể hát được. Sau khi trải qua ca ♓ghép, giọng ca vàng vọng cổ đã có thể trở lại sân khấu, sức khỏe tốt hơn rất nhiều.
“Mừng cho sức khỏe của mình nhưng khi nౠghe các bác sĩ nói hiện nay số ca ghép thận chỉ đếm trên đầu ngón tไay do khan hiếm nguồn tạng khiến tôi vô cùng xót xa, buồn bã. Có rất nhiều người cùng chạy thận với mình đến giờ vẫn phải lọc máu vì chưa có thận để ghép. Không ít bệnh nhân chờ đợi nội tạng mỏi mòn rồi qua đời”, nghệ sĩ trăn trở.
Từng là hiệu trưởng một trường mầm non tại Bình Dương, căn bệnh suy thận đã khiến chị Bích Nguyệt bỏ việc, khăn gói lên TP HCM một tuần ba lần chạy thận ròng rã mấy năm qua. Phát hiện bệnh suy thận độ 2 vào năm 2008 khi mới 30 tuổi, đến năm 2011 thì chị phải chuyển qua chạy thận nhân tạo. Các𓃲 bác sĩ cho biết thay thế thận là giải pháp duy nhất giúp chị thoát cảnh lọc máu. Bố mẹ chị tình nguyện hiến thận cho con gái nhưng ông bà đều đã lớn tuổi, lại bị cao huyết áp, tim mạch nên không thể hiến được. Cánh tay sưng phồng vì mỗi tuần phải chích kim 6 lần để chạy thận, chị Nguyệt chỉ biết nuôi hy vọng một ngày nào đó phép màu sẽ xuất hiện để mình được ghép thận.
“Nhiều người không biết mình phải chạy chữa s𝄹uốt đời như vậy. Có những học𝕴 sinh từ Bình Dương cứ gọi điện lên hỏi khi nào cô về. Mình không biết nói gì, chỉ biết bảo từ từ cô sẽ về mặc dù biết cái về đó rất là xa xôi”, người phụ nữ 37 tuổi nghẹn ngào.
Bệnh viện trở thành nơi lui tới thường xuyên, những người cùng nhau chạy thận trở thành bạn bè sẻ chia mọi buồn vui bệnh tật. Việc ăn uống của chị Nguyệt phải tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ, chỉ cần ăn một ít thức ăn không phù hợp đã có thể lên cơn mệt, khó thở vật vã. Với quy định mỗi ngày tổng lượng nước nạp vào chỉ nửa lít, thời tiết nắng nóng dù rất khát nước chị cũng phải ráng nhịn. “Những bệnh khác chạy chữa một thời gian sẽ từ từ bình phục và trở về cuộc sống, còn những anh chị em chạy thận càng lâu năm thì sức kh🌱ỏe càng giảm xuống khiến mọi người chỉ biết động viên nhau trong xót xa”, chị Nguyệt chia sẻ.
Tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện bệnh viện đang có hơn 200 người chờ được ghép gan, thận. Tại Việt Nam, số bệnh nhân chờ ghép tạng lên đến 16.000 người. Trong đó có hơn 8.000 bệnh nhân s🧔uy thận mạn giai đoạn cuối, 6.000 bệnh nhân hỏng giác mạc, 1.500 bệnh nhân suy gan nặng, và hàng trăm trường hợp có nhu cầu ghép tim, phổi, tụy…
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Niệu thận học TP HCM cho biết chương trình vận động đăng ký hiến tạng khi chẳng may qua đời bắt đầu tại TP HCM từ 10/2014 cho đến nay có khoảng 600 người tình nguyện đăng ký hiến tạng. Đây là con số rất ít so với dân số cả nước. Theo thống kê của WHO chỉ trong năm 2014, Việt Nam có 9.000 người chết do tai nạn giao thông. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ trong ngày 1/1/2015 có 98 trường hợp nhập viện vì tai nạn giao thông, 13 trường🍸 hợp tử vong do chấn thương sọ não và đa thương. Một người chết vì chấn thương sọ não tối thiểu có thể cứu sống 7 người bệnh với thận, gan, tim, phổi, tụy tạng của mình.
“Để cân xứng với dân số Việt Nam hiện trên 91 triệu người, số người chết tự nhiên trong năm do nhiều bệnh khác nhau khoảng 400.000 người, số người tình ༒nguyện đăng ký hiến tạng ít nhất phải đạt đến 50 triệu người thì mới mong có được ít nhất 100 người hiến tạng mỗi năm”, giáo 💃sư Trần Ngọc Sinh Sinh phân tích.
Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối ghép 𝄹các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ cuối tháng 3, sau khi buổi lễ vinh danh và tri ân được thực hiện, số lượng những người đăng ký hiến tạng cũng như những cuộc điện thoại, email hỏi thăm về cách thức tham gia đăng ký tăng lên mạnh mẽ. Từ ngày 21/3 đến nay có hơn 200 người đăng ký tình nguyện hiến tạng. Tuy nhiên việc đồng thuận hiến tạng nhân đạo từ người chết não hay tim ngừng đập của൩ nước ta vẫn còn gặp nhiều rào cản từ những quan điểm trong gia đình và xã hội.
Thạc sĩ Lê Minh Hiển🌌, Trưởng Đơn vị Y xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hiện bệnh viện đang nhận thêm nhiệm vụ chăm sóc cho người hiến tạng nhân đạo khi chết não hay ngừng tuần hoàn, tăng cường các chính sách hỗ trợ cho người hiến tạng. Bệnh viện cũng đang vận động xã hội giúp đỡ về kinh tế, t🎉ạo công ăn việc làm ổn định cho những người nghèo bị bệnh suy tạng giai đoạn cuối có thể chọn lựa được phương pháp điều trị ghép thận, ghép gan, ghép tim...
Lê Phương