Ông Nguyễn Ngọc Đẳng, ngụ Sóc Trăng, từng được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, uống thuốc𝔍 và tập vật lý trị liệu không c🍷ải thiện.
Ngày 29/2, ThS.BS Vũ Đức Thắng, khoa Cột sống, Bệnh viện Đa khoa TP HCM, cho biết người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống L3L4, chèn ép rễ thần kinh bên trái. Khối thoát vị khá lớn, gần 1 cm, chèn ép thần kinh rất nhiều. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật giải ép thần kinh và hàn xương liên thân đốt cột sống thắt lưng. Nếu bệnh nhân không nhanh chóng điều trị, chức năng vận động ngày càng suy giảꦗm, nguy cơ liệt rất cao.
Theo bác sĩ Thắng, kích thước khối thoát vị là thách thức lớn vì có thể gây rách màng cứng, tổn thư🍬ơng thần kinh, dẫn đến yếu liệt chân trong quá trình 🧜mổ. Để tránh biến chứng này, ê kíp sử dụng dao siêu âm chỉ tác động đến xương mà không ảnh hưởng dây thần kinh và ống sống. Sau đó, người bệnh được hàn xương vào khoang đĩa đệm, làm vững cột sống.
Trước đây, tình trạng tê đau ở chân và lưng làm ông Đẳng phải ễnh bụng khi đi lại, nằm xuống thì không thể tự ngồi dậy. Nay, ngày thứ hai sau phẫu thuật, sức khỏe cải💜 thiện rꦗõ rệt, ông không đau khi vận động.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân đệm thoát ra khỏi vị trí ban ♔đầu, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau nhức, hạn chế vận động. Bệnh mức độ nhẹ và vừa có thể điều trị bảo tồn bằng cách ng༺hỉ ngơi, dùng thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu... Trường hợp nặng có thể được chỉ định phẫu thuật.
Bác sĩ Thắng cho hay đa số người bệnh lo lắng về nguy cơ như liệt, yếu chân hoặc khó đi lại sau mổ... Tuy nhiên, với sự phát triển của trang thiết bị, kỹ thuật và năng lực của bác sĩ, tỷ lệ điều trị thành công các bệnh cột sống nâng cao đáng kể, hơn 90%, giảm tối đa nguy cơ tổn thươn💯g thần kinh.
Tình trạng già hóa dân số và lối sống ít vận động làm cho các bệnh lý về về cột sống có xu hướng gia tăng. Bác sĩ Thắng khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện các triệu chứng bất thường như đau lưng, đau lan xuống chân, tê chân, đau khi thay đổi tư thế...; nên đến gặp để được khám và điều trị. Người bệnh nên phẫu thuật khi được chỉ định vì nếu điều trị sớm, tế bào thầ🍰n kinh phục hồi tốt. Ngược lại, nếu đã xuất 🧸hiện các biến chứng yếu liệt chân, rối loạn đại tiểu tiện do tổn thương cơ vòng thì dù có phẫu thuật thành công, chức năng cơ vòng của người bệnh chỉ phục hồi khoảng 50%.
Phi Hồng
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |