Bệnh chảy gôm trên cây có múi
Chảy gôm do nấm Phytophthora trong đất gây ra khiến cây chảy nhựa hay chảy mủ ở thân.
Tiến sĩ Đinh Văn Thành, chuyên gia v💃ề phòng bệnh cây trồng, cho biết: "Nấm Phytophthora thích hợp phát triển vào thời tiết có độ ẩm cao, nhất là vào mùa mưa ở những vườn cây lâu năm ít tỉa cành hoặc vườn ngập nước, thoát nước kém".
Nói về nguyên nhân gây hại của bệnh chảy gôm thường gặp trên cây trồng có múi, Tiến sĩ Bích Ngọc, Viện bảo vệ thực vật, cho bi𓂃ết: "Bệnh lây lan nhờ nước mang du động𓂃 bào tử và sợi nấm từ nơi này qua nơi khác. Những nền đất có độ ẩm cao, ngập úng thường dễ bị chảy gôm".
Bệnh xuất hiện trên cây có múi, thường phát sinh ở phần sát gốc cây tiếp giáp với mặt đất hoặc cách mặt đất khoả൩ng từ 20 - 30cm.
Bệnh chảy gôm trên 📖cây có múi ảnh hưởng đến năng suất và khiến cây trồng ⛎chết. |
Có nhiều cách để nhận biết các triệu chứng của bệnh chảy gôm trên cây có múi. Trên vỏ cây ở giai đoạn đầu mới phát sinh bệnh chảy gôm thường bị úng nước, thối nâu, có hình dạng không định hình. Sau đó vết bệnh khô và hơi lõm về phía trong thân, xuất hiện những vết nứt♌ và chảy gôm.
Triệu chứng bệnh chảy gôm trên cây có múi còn xuất hiện trên rễ với hiện tượng thối hỏng rễ, bộ rễ có ít rễ tơ, rễ ngắn. Theo đó, phần vỏ bị thối rất dễ tuột, cây k🌠hông hút được dinh dưỡng làm cho cây có biểu hiện dạng mất nước, sinh trưởng kém, lá chuyển vàng và rụng nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng: "Nơi thường có nước mưa đọng kéo dài, mặt vỏ ẩm ướt và ở phần gốc rễ, cổ rễ là nơi gần mặt đất có độ ẩm cao, đất quá ẩm làm c🐼ho bệnh phát triển mạnh. Cây bệnh phát triển kém, cằn cỗi sau đó chết".
Triệu chứng của bệnh ch🌠ảy gôm trên cây bưởi Diễn. |
Cách phòng bệnh cho cây
Chia sẻ về một số cách thức👍 phòng bệnh chảy gôm trên cây trồng có múi, Tiến sĩ Đinh Thành và Tiến sĩ Bích Ngọc đưa ra một số gợi ý cụ thể. Về chọn giống cây trồng nên sử dụng cây giống sạch bệnh, có bộ rễ khoẻ mạnh vì nấm Phytophth🍒ora là nấm tồn tại trong đất. Đặc biệt người chăm sóc cây cần lưu ý không sử dụng cây giống bị vàng lá vì có thể đem nguồn bệnh tới vùng trồng mới.
Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên tỉa cành tạo t🍨án giúp cho cây được thông thoáng, mặt đất lấy được đủ ánh sáng làm giảm độ ẩm, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh gây hại.
Ở vùng đất trồng cây phải có hệ thốn🅰g mương rãnh thoát nước tốt, phá váng bề 𒈔mặt vào mùa mưa.
Để chăm sóc cây cần sử dụng phân hữu cơ vi sinh học, phân chuồng hoai mục ủ với chế phẩm vi sinh Trichodemar để phò💫ng trừ nấm bệnh tồn tại trong đất. Có thể quét vôi vào gốc cây hai lần vào đầu và cuối mùa mưa, cꦉhiều cao của vết quét ít nhất là 50cm kể từ gốc cây. Vôi có tác dụng làm hạn chế sự nảy mầm của bào tử nấm.
Ngoài ra, nếu phát hiện cây trồng có dấu hiệu bị bệnh chảy gôm, người trồng cây có thể dùng thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây ăn quả có múi để phun trừ hoặc quét trực tiếp lên thân ღc♔ây vào vùng nhiễm bệnh.
Minh Nguyệt