Bột sắn dây trắng ngần nhờ nước tưới từ sông Kinh Thầy
Chất đất phù sa màu mỡ và nguồn nước tưới trong mát của sông Kinh Thầy khiến những củ sắn dây vùng Đông Triều, Quảng Ninh sau chế biến cho ra chất bột trắng, mịn, thơm tự nhiên.
Bột sắn dây là tinh bột màu trắng thu được sau khi trải qua nhiều công đoạn chắt, lọc từ củ sắn tươi. Sản phẩm này có nhiều tác dụng trong việc giải nhiệt, giải rượu, chữa cảm sốt, nhiệt miệng, đau nhức đầu, mụn nhọt, trị tàn nhang... Bên cạnh giá trị về mặt Đông y, bột sắn còn được sử dụng khá phổ biến trong chế trong ẩm thực như các món chè, phụ liệu cho là♍m bánh và làm nước giải khát đi kèm với vài lát chanh tươi…
Ở nước ta, cây sắn dây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là huyện Kinh Môn (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh). Do hợp với chất đất và khí hậu nên sắn trồng ở hai vùng này thường cho củ to, nhiều bột cùng chất củ thơm ngon, trong đó, nổi bật là bột﷽ sắn dây Đông Triều. Nguồn nước tưới sạch, trong mát từ sông Kinh Thầy cộng với chất đất phù sa màu mỡ khiến chất bột của củ sắn nơi đây có màu trắng ngần và hương vị đặc trưng.
Vườn sắn dây của bà con Đông Triều. Ảnh: Bizmedia. |
Ở Đông Triều, phần lớn các hộ đều trồng sắn dây. Tổng diện tích toàn vùng đạt khoảng 20 ha, cho sản lượng 500-700 tấn sắn củ mỗi năm. Để trồng sắn dây, ban đầu, người dân đánh vồng cho đất rồi tra phân (chủ yếu là phân hữu cơ), sau đó, đặt mầm sắn lên trên. Khi sắn vươn ngọn, người trồng chủ động điều chỉnh cho cây leo giàn, đảm bảo trong suốt quá trình phát tr𒐪iể♏n, lá và ngọn không chạm đất. Phần chạm đất sẽ tạo khả năng mọc rễ mới, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh bột của củ sau này. Người dân cũng tận dụng nguồn nước tưới từ sông Kinh Thầy để vườn sắn phát triển thêm xanh tốt.
Do được trồng để phục vụ nhu cầu sản xuất tinh b🐻ột nên bà con không thu hoạch sắn khi quá non hoặc quá già, để tránh ảnh hưởng tới hương vị và chất lượng của tinh bột. Theo kinh nghiệm của người dân, khoảng 8-10 tháng sau khi trồng, sắn bắt đầu cho thu hoạch.
Bột sắn dây thành phẩm. Ảnh: Bizmedia. |
Sắn củ sau khi lấy từ vườn về được rửa sạch, để ráo nước rồi chia thành nhiều khúc nhỏ và cho vào máy xay. Sắn sau khi xay nhuyễn sẽ chuyển qua công đoạn lọc trên vải thưa cùng nước để loại bỏ bã. Qua nhiều lần lọc như thế, người làm thu được nước bột lọc tinh có màu trắn📖g đục.
Sau khi thay nước liên tục trong nhiều☂ ngày, 🌃bột sắn sẽ lắng ở phía dưới. Người dân chắt bỏ phần nước trên bề mặt để thu tinh bộ sắn ướt. Phần nguyên liệu này sau khi đem phơi hoặc sấy khô sẽ cho ra bột sắn dây thành phẩm.
Bột sắn dây Đông Triều có màu trắng tinh khiết, hương thơꦓm tự nhiên, hạt to, khô,🐼 sắc cạnh, tan nhanh trong nước và không bị lắng cặn. Bột khi pha với nước sôi tạo thành hỗn hợp đặc sánh, trong, không bị gợn.
Cách trồn♏g và chế biến sắn dꦚây của người dân Đông Triều, Quảng Ninh.
Hiện nay, thị xã Đông Triều xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở chế biến và sấy bột sắn dây ướt bằng máy. Trong đó, điển hình là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong ở thôn Đoàn Xá 1, xã Hồng Phong. Nhờ sử dụng máy sấy, sau khoảng 6 giờ, hệ thống có thể cho ra 2 tấn tinh bột sắn dây thành phẩm. Sắn dây một năm cho thu hoạch một lần và người dân chỉ làm bột sắꦅn dây từ củ tươi, theo thời vụ nên sản lượng thu được không nhiều. Mỗi năm, cơ sở Hoa Phong sản xuất 40-50 tấn sắn tươi, thu được 10 tấn tinh bột, xuất bán ra thị trường với giá 120.000 đồng ꩲmột kg.
Phong Vân