Chuối 'tiến vua' có lớp vỏ vàng óng nhờ ủ bằng khói bếp và trấu
Chuối "tiến vua" Đại Hoàng để chín cây thường bị nứt vỏ, do đó, bà con phải thu hoạch lúc quả xanh già, đưa vào phòng kín, đốt lửa bên dưới rồi đổ trấu để ủ.
Các cụ xưa ở làng Đại Hoàng, Hà Nam kể lại, một lần vua Trần xuôi thuyền trên sông,🦂 dân làng mang của ngon vật lạ ra dâng tiến, trong đó có một nải chuối chín vàng, vỏ mỏng, vừa ngọt vừa thơm. Vua ăn thấy ngon nên hết lời khen ngợi. Từ đó, mỗi thángꦺ hai lần, chuối ngự Đại Hoàng được dùng để cung tiến lên nhà vua. Ngày nay, bà con làng Đại Hoàng trồng chuối ngự sạch để gìn giữ và truyền lại cho hậu thế.
|
Chuối ngự Đại Hoàng quả nhỏ, vỏ mỏng, ruột vàng như nghệ, khi ăn có vị thơm ngọt. Ảnh: Bizmedia. |
Bà Trần Thị Ngân - Chủ tịch hội sản xuất và tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng cho biết, để nhân giống, người dân lấy cây con mọc lên từ gốc chuối mẹ, để qua ngày cho ráo nhựa 🅠rồi đặt xuống hố trồng mới. Mỗi hố cách nhau khoảng 2,5m, bên trong đã rải một lớp phân bón lót NPK và phân bùn (phân chuồng ủ với bùn để hoai mục).
Theo người dân, đất ở làng Đại Hoàng là đất pha cát, còn gọi là đất ngọt, thích hợp cho cây chuối phát triển. Đặc biệt, giống chuối nơi khác mang về đây trồng, hay chuối ở đây mang đi nơi khác trồng đều kém ngon, nên người dân chỉ giữ và phát triển giống chuối của là🐬ng từ đời này qua đời khác.
|
Làng Đại Hoàng có chất đất pha cát thuận lợi cho cây chuối ngự phát triển. Ảnh: Bizmedia. |
Chuối Đại Hoàng thân cao, dễ gẫy đổ khi mưa bão🍌. Hàng năm, lúc cây đương thì con gái (sắp ra buồng), người trồng phải chôn cột trụ bằng tre để đỡ cho cây. Khi mới trồng, cây cần nhiều nước. Đế♍n khi bén rễ, lượng nước tưới giảm dần. Ngoài ra, người trồng chỉ nhìn lá chuối là biết cây cần bón thêm phân hay trừ sâu bệnh.
Khi cây chuối trưởng thành, ở quanh gốc sẽ mọc thêm các cây con. Để tập trung chất dinh dưỡng cho cây mẹ và nuôi quả, người trồng tỉa bớt ⭕các cây con chỉ để lại một cây để giữ giống cho năm sau.
Khi cây ra hoa, đậu quả, người dân để mỗi buồng 5-7 nải, còn lại cắt bỏ bắp chuối. Bà Trần Thị Dự, một người trồng chuối Đại Hoàng lâu năm cho biết, buồng chuối không đẹp coi như mất giá trị, do đó, người dân phải chăm sóc buồng tỉ mỉ. Cụ thể, để quả nguyên vẹn, khôn🐭g bị trầy xước, bà con phải dùng bao tải hoặc nilon bọc bên ngoài buồng. Sau 8 -9 tháng, khi quả xanh già, tròn cạnh thì buồng chuối được đưa về để ủ chín.
|
Bà con dùng bao tải để bọc bên ngoài buồng chuối non. Ảnh: Bizmedia. |
Theo người dân, chuối Đại Hoàng chín câ꧒y thường bị nứt vỏ, do đó, thời gian thu hoạch diễn ra khi quả xanh già. Để làm chín chuối, bà con thực hiện quy trình ủ trong phòng xây kín để giữ nhiệt. Tại đây, buồng chuối được treo lên dây móc, bên dưới đốt lửa rồi đổ trấu để ủ.
Người dân giải thích, cách làm này khiến quả chuối khô nhựa, bớt nước, sau 1-2 ngày, hơi nóng làm chuối chín đều, đẹp mã mà không độc hại. Vào mùa hè, thời tiếꦫt 🌸ấm nóng, bà con không đốt lửa để ủ nữa mà chỉ sử dụng túi nilon bọc kín buồng chuối. Sau vài ngày, quả sẽ tự chín.
Cách trồng và ủ 𓄧chuối chín của người 🏅làng Đại Hoàng.
Chuối Đại Hoàng quả nhỏ, ngắn và tròn đều, nải chuối xòe 🔯ra như đài hoa sen, mọc sát nhau. Vỏ quả mỏng, khi ăn có mùi thơm, vị ngọt đậm. Năm 2009, chuối Ngự Đại Hoàng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Nhờ đó, mỗi nải chuối được giá từ 40.000 đến 45.000 đồng. Hiện, toàn huyện Lý Nhân có 100 ha trồng chuối ngự, cung cấp khoảng 2.300 tấn mỗi năm cho thị trường cả nước.
Thu Nga