Thứ tư, 27/11/2024
Thứ tư, 28/3/2018, 13:00 (GMT+7)

Đặc sản rau rừng nấu canh đắng của người miền Trung

Canh đắng nóng hôi hổi ăn cùng bánh đa giòn tan là món ăn dân dã bao đời nay của người Thanh Hóa.

Canh đắng🌳 thường xuất hiện trong bữa cơm của nhiều hộ gia đình miền núi ở huy♛ện Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh… thuộc Thanh Hóa. Sau khi ăn ê hề thịt cá, bát canh đắng thơm lừng giúp đánh tan cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ngán mỡ.

Người bản xứ gọi thứ rau rừng này là "lá chân chim" hoặc "chim chim" (lá xòe ra giống hình chân chim). Cây có vị đắng, chát và ngọt hậu, khác với vị rau đắ🥃ng miền Nam và khổ qua miền Bắc.

Món canh cũng được chế biến khá đơn giản. Người Mường thường hay nấ🎃u cùng lòng mề và thịt gà. Trong khi đó, người miền xuôi lại biến tấu với nội tạng trâu, thịt bò băm nhỏ, hoặc cá trắm, chép...

Bát canh đắng được nấu từ các nguyên liệu dân dã.

🔴 Bát canh đắng được nấu từ các nguyên liệu dân dã.

Gia vị để nấu không thể thiếu riềng, sả, mắm tôm, mẻ chua. Thịt hoặc nội tạng được băm nhỏ; cá có thể cắt khúc, ướp với riềng sả, mắm tôm và mಌẻ cho thấm. Sau khi phi thơm hành mỡ thì cho hỗn hợp ướp trê𓆏n vào nồi, đảo chín cùng lá đắng đã thái nhỏ, nêm gia vị rồi mới bắt đầu cho nước vào đun sôi kỹ.

Lá chân chim có thể hái vào bất kể mùa nào trong năm, nhưng ngon nhất là vào các dịp lễ Tết. Ngày lạnh, bên mâm cỗ toàn bánh chưng, xôi nếp và thịt cá, tô canh đắng sẽ giúp bữa cơm thêm tròn vị. Người ăn vừa húp, vừa xuýt xoa để cảm nhận ♌được cái vị đắng đến🔯 tê đầu lưỡi và hậu vị ngọt đậm đà để lại sau đó.

Nếu lầ🦩n đầu thưởng thức canh đắng, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác rùng mình khi nhấp ngụm đầu tiên. Tuy nhiên, đây lại là mónꦉ ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Vũ Đậu

Chia sẻ bài viết qua email