Mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Sơn La
Nông sản hữu cơ được nuôi trồng theo quy trình hiện đại giúp người nông dân Sơn La nâng cao năng suất và sản lượng.
Giai đoạn chuyển mình nhiều thách thức
Nhiều năm ♛về trước, người dân Sơn La vẫn tập trung phát triển nông nghiệp xung quanh những cây lương thực ngắn ngày, chăn nuôi gia súc gia cầm. Công sức bỏ ra nhiều, nhưng giá trị kinh tế đem lại không cao, đặc biệt người nông dân chưa tận dụng được hết tiềm lực về thổ nhưỡng, khí hậu của mảnh đất vùng cao. Hình thức nông nghiệp cꦏòn lạc hậu, bên cạnh đó là tư duy lối mòn về phát triển kinh tế của những người nông dân.
"Bức tranh nông sản" của Sơn La đang có những nét k༒hởi sắc khi áp dụn🎃g mô hình sản xuất hữu cơ. Ảnh: Lê Phúc. |
Đây chính là động lực để anh Vũ🔯 Xuân Thành (sinh năm 1988), hiện là Giám đốc Hợp tác xã Nôn💖g nghiệp sinh thái Nà Sản thực hiện bước chuyển mình, thay đổi bộ mặt sản xuất nông nghiệp tại địa phương, khi đã áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ trong nuôi trồng nông sản.
Anh Thành chia sẻ : "Tôi hướng đến nông sảnဣ sạch, không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ nào. Thay vào đó, tôi sử dụng hoàn toàn chủng vi sinh, tạo ra một hệ sinh thái chung cho vườn canh tác của mình".
Vườn dâu của anh ꦓVũ Xuân 𝓰Thành được trồng theo mô hình hữu cơ. |
"Bước đi táo bạo" 🔯của anh Thành gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Điển hình trong đó là tiếp cận với các kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, về phòng trừ sâu bệnh hại, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng... và đặc biệt là áp dụng lý thuyết vào🧸 tình hình thực tế tại địa phương.
Anh Thành cho biết: "Tôi thấy xu thế thị trường tiêu dùng bây giờ người ta quan tâm đến nguồn gốc xuất xứꩲ của sản phẩm. Vì thế, tôi muốn thành lập hợp tác xã, nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường một cách hiện đại, đổi mới để tạo ra thương hiệu sản phẩm riêng của đơn vị mình và quy trình nguồn gốc để người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc xuất xứ khi sử dụng, đảm bảo hơn cho người tiêu dùng".
Nhờ tích cực nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng khoa học công nghệ cao mà vụ mùa năm 2018, các cây trồng chủ lực trong vườn nhà anh đã cho thu hoạch đạt hiệu quả cao như: cam canh đạt sản lượng 22 tấn, thu nhập đạt trên 850 triệu ꧋đồng; dâu tây tuy mới trồng thí điểm cũng cho sản lượng cao, đạt 8 tạ trên 1.000m2, với giá bán ổn định 250.000 một kg. Các sản phẩm này đều được xuất bán tới những chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại các thị trường tiềm năng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...
Hướng đi tất yếu để hiện đại hoá
Không chỉ với Hợp tác xã Nà Sản, các hợp tác xã và hộ gia đình khác trên🅺 đ🏅ịa bàn cũng đã và đang chuyển qua mô hình nông nghiệp hữu cơ. Những thành công tiêu biểu trở thành bàn đạp để các đơn vị này tiếp cận với mô hình sản xuất sạch, hiện đại, bền vững.
Gia đình anh Lê Anh Sỹ, tiể⛎u khu 8, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, một trong những thành viên của Hợp tác xã chanh leo hữu cơ 666.28 ở bản Kết Hay, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tham gia trồng 3 ha chanh leo. Dù mới trồng năm đầu nhưng diện tích chanh leo của gia đình đã cho thu hoạch trên 30 tấn, trừ các khoản chi phí, gia đình anh còn thu lãi trên 100 triệu đồng.
Anh Sỹ chia ꧟sẻ : "V♌iệc chăm sóc rất tỷ mỉ phải quan sát và cắt tỉa hằng ngày. Về sản lượng, đối với đất dốc thế này sẽ đạt 7 đến 8 tấn/ha. Hiện tại giá cả ổn định khoảng 20.000 đồng/kg, sản phẩm thì đơn vị tiêu thụ cho mình hết nên chúng tôi làm cũng rất yên tâm".
Anh Lê Anh Sỹ áp dụng mô hình sản xuất mới ♑thu được năng𓆉 suất cao. Ảnh: Lê Phúc. |
Bên cạnh các loại cây ăn quả, Sơn La cũng là vùng đ♔ất phù hợp để trồng các loại rau xanh theo mô hình nông nghiệp hữu cơ. Điển hình là Cánh đồng 20 ha rau Xà Lách tại bản Lùn, xã Mường Sang, 🎶huyện Mộc Châu được Công ty TNHH IPood của Hàn Quốc nuôi trồng theo những tiêu chuẩn hết sức khắt khe.
Không nhà kính hiện đại, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, rau được trồng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên nhưng vẫn sinh trưởng và ꦗphát triển tốt, sản lượng trung bình đạt 20 tấn/ha, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Ông Kim Chol Min – Giám đốc Công ty TNHH Ipood cho biết: "Tôi đã đi đến nhiều vùng để khảo sát trồng rau ở Việt Nam như Đà Lạt, Sa Pa nhưng tôi thấy Mộc Châu có điều kiện tốt nhất. Nhiệt độ ở đâ📖y mùa hè thì mát, mùa đông không quá rét, đất đai tốt, nguồn nước nhiều đặc biệt không bị ô nhiễm nên chúng tôi liên kết với người dân ở đây để trồng rau hữu 🦹cơ ".
Nhận thấy tính thiết yếu của việc chuyển đổi mô hình nông nghiệp truyền thống, chính quyền địa phương luôn tạo hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị nông nghiệp. Ông Lò Minh Hùng, Phó chủ t🐼ịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm mấy mục đích. Thứ nhất phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp của thế giới và khu vực. Thứ 2 phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm mục tiêu an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng vì sản xuất nông nghiệp nay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, do vậy, phải đảm bảo môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai thì chúng ta phải tổ chức sản xuất💦 nông nghiệp hữu cơ."
Với trên 364 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm25,82% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, Sơ🐽n La đang được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ, một chủ trương lớn đang được đẩy mạnh thực hiện trong toàn quốc để tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng đến sản xuất bền vững.
Lê Phúc