Thứ bảy, 23/11/2024
Chủ nhật, 20/11/2016, 11:00 (GMT+7)

Những quả bưởi thơm ngon vùng đất Tổ

Với địa hình đồi trung du thích hợp với các loại cây ăn quả chịu hạn, vùng đất Đoan Hùng, Phú Thọ là điểm khởi phát của nhiều loại trái cây đặc sản, trong đó, có giống bưởi ngon nức tiếng.

Bưởi Sửu Chí Đám ở xã♑ Chí Đám và bưởi Bằng Luân ở xã Bằng Luân là hai giống bưởi ngon nổi tiếng của vùng đất Đoan Hùng. Bưởi Chí Đám được nhân giống từ cây bưởi ngon của lão nông tên Sửu 🦄cách đây 200 năm, phát triển tốt trên đất phù sa sông Lô và sông Chảy. Tương tự, bưởi Bằng Luân cũng đã có cách đây 200- 300 năm, được trồng nhiều nhất ở hai xã Bằng Luân và Quế Lâm. Năm 2006, cả hai giống bưởi này đều đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu bưởi đặc sản và công bố chỉ dẫn địa lý.

Chùm bưởi Đoan Hùng. Ảnh: phutho.gov

Chùm bưởi Đoan Hùng. Ảnh: phutho.gov.

Tuy là giống cây được trồng lâu đời ﷽tại địa phương nhưng trước đây, cây bưởi Đoan Hùng lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, quy trình trồng và chăm sóc lại đòi hỏi nhiều công sức trong khi sản lượng thu hoạch thất thư𒊎ờng. Có thời điểm, nhiều hộ dân nơi đây đã chặt bưởi để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác.

Để phục hồi giống bưởi quý, năm 2003, huyện Đoan Hùng thực hiện dự án "Phục dựng 1.000ha bưởi Đoan Hùng". Trong đó, Trung tâm Giống cây trồng của tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp hỗ trợ bà con về giống, kỹ thuật trồng, kết hợp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nhằm đảm bảo đầu ra cho quả bưởi, giúp bà con yên tâm gắn bó với loại cây truyền thống của địa phương. Tham gia dự án, bà con lựa chọn được cây giống sạch bệnh; được tập huấn kỹ th🐎uật canh tác, bón phân đúng liều lượng, quy trình để nâng cao năng suất, ch🧸ất lượng quả. 

Người dân mua bán bưởi ở Bằng Luân. Ảnh: phutho.gov

Người dân mua bán bưởi ở Bằng Luân. Ảnh: phutho.gov.

Trước khi trồng, người dân bón lót bằng phân chuồng ủ hoai mục và rải vôi để làm sạch mầm bệnh xuống hố. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, loại phân bón được sử dụng là phân hữu cơ kết hợp phân NPK với hàm lượng cho phép. Người trồng thường xuyên tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn trồng, làm cỏ, hạn chế nấm mốc, sâu bệnh. Bên cạnh đó, ngoài thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng theo đúng danh mục, thời gian quy định; bà con còn vận dụng các kinhꦚ nghiệm dân gian như nuôi kiến vàng, quét vôi để hạn chế sâu bệnh, giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Thời kỳ cây ra hoa, nông dân được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật thụ phấn bổ sung. Thời điểm 3 tháng trước khi thu hoạch, bà con hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho quả. Nhờ kết hợp các quy trình trên, năng suất cây bưở🎉i Đoan Hùng tăng lên rõ rệt, trung bình từ 200- 300 quả mỗi cây, đồng thời, chất lượng quả vẫn được đảm bảo.

Bưởi được thu hoạch vào khoảng tháng 10, tháng 11. Sau khi cắt, quả sẽ được chấm vôi vào cuống để tươi lâu hơn, hạn chế các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào trong quả. Với phương pháp này, quả có thể được giữ tươi từ 4🥃 đến 5 tháng mà không cần chất bảo quản. 

Quả bưởi đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Ảnh: phutho.gov

Quả bưởi đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Ảnh: phutho.gov.

Nhờ áp dụng phương thức canh tác mới, sả🍸n lượng bưởi tại Đoan Hùng tăng nhanh chóng, từ 2.000 tấn năm 2010 tăng lên 9.000 tấn năm 2015. Giá bưởi dao động 30.000- 40.000 đồng một quả. Thời điểm được giá, bưởi xuất bán tại vườn có khi lên tới 70.000- 80.000 đồng một quả. Do đó, thu nhập từ bưởi đạt trung bình 300- 400 triệu đồng một ha.

Cách phát triển cây bưởi Đoan Hùng giúp bà con làm giàu từ chính cây trồng tr🦩uyền thống của địa phương. Sau thành công từ hơn 300ha canh tác thử nghiệm theo hướng VietGAP, huyện Đoan Hùng dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mô hình để nâng cao và giữ vững giá trị, thương hiệu của giống bưởi.

Mai Thi

Chia sẻ bài viết qua email