Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, nông nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu và là lựa chọn của nhiều quốc gia hiện nay.
"Riêng đối với Việt Nam, dựa vào điều kiện khí hậu, sản phẩm đặc thù, kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, trình độ lao động... nên lựa chọn mô hình, công nghệ phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Xu thế phát triển công nghệ 4.0 là 🎶cơ hội, cũng đồng thời là thách thức cho sản phẩm chủ lực và si🐼nh kế nông dân sản xuất nhỏ lẻ", PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhận định.
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc tưới nước cho rau (Ảnh: Như ý) |
Khảo sát tại tỉnh Long An, ôn𓂃g Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho hay: "Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng đến nông nghiệp sạch là một trong nhữngܫ nhiệm vụ ưu tiên trong 'Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Long An'. Xác định mục tiêu trên, Long An đang tập trung hướng đến năm 2020 hình thành 2.000 ha sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn".
Cụ thể, sau gần 3 năm thực hiện đề án, việc sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao 💃trên địa bàn tỉnh bước đầu thu được những kết quả khả quan. Hiện toàn tỉnh có khoảng 13.500ha rau, sản lượng 221 nghìn tấn/năm, trong đó 92 ha được chứng nhận VietGAP.
Hiện nay Long An đã cơ bản hình thành vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với 1𒅌0 hợp tác xã và 30 tổ hợp tác trong vùng đề án, trong đó 4 hợp tác xã đã𝓀 làm điểm để triển khai nhân rộng trên địa bàn các huyện, thị xã và hiện có khoảng 1.500 ha đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau (đạt 72% kế hoạch của đề án).
Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 để tưới nước cho diện tích rau, với công nghệ cao, hộ cô Lê Thị Tầm (xã Long Khê, huyện Cần Đước, tỉnh Long A🐻n) tiết kiệm chi phí từ 1,5-2 triệu đồng/1.000m2/vụ, lợi nhuận cao hơn 2 - 3 triệu đồng/1.000m2/vụ.
Sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao ở Long An đạt kết quả bước đầu (Ảnh: Như Ý) |
Công nghệ tưới nước trên được quản lý thông qua thiết biết bị di động, chỉ với cú pháp cài đặt sẵn, ở🐬 bất kỳ địa điểm nào cô Tầm cũng có thể điều khiển hệ thống tưới nước cho rau.
Hơn nữa, qua đánh giá so với trồng rau truyền t🐲hống, mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao ít sâu, bệnh hơn, vì vậy số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể.
Cũng theo đánh giá ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, nông dân sản xuất trong các mô hình ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả, lợi nhuận cao hơn trꦿồng rau truyền thống 2 - 7 triệu đồng/1.000m2/vụ. Trong đó, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học, trồng ra🌼u trong nhà lưới, nhà màng giúp cây rau phát triển tốt hơn, sâu bệnh ít hơn, giảm được số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động.
Với vai trò là đầu mối hỗ trợ các địa phương tiếp cận công nghệ 4.0 và về thực chất việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cũng cho biết, để hình thành chuỗi liên kết sản xuất các sản phẩm chủ lực của vùng, vai trò của các doanh nghiệp đầu đàn rất quan trọng. Chuỗi giá trị c🥃ủa các sản phẩm chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng cần được định vị lại, gắn với định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu, hình thành các mô hình tổ chức sản xuất để triển khai ứng dụng khoa học công nghệ đồng bộ.
Ngoài ra, để hỗ trợ việc ứng dụng nông nghiệp 4.0 vào sản xuất nô𒅌ng nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, rất cần sự phát triển đồng bộ của thương mại điện tử, thương mại không kho bãi để giảm chi phí sản xuất...𝐆 Cùng với đó, phải tăng cường khả năng hấp thụ các công nghệ chủ chốt và tăng tốc nỗ lực bắt kịp. "Trong đó, tập trung vào các nội dung như cải thiện chi phí lao động, tập trung vào các sản phẩm hàng hóa, hướng đến thị trường trong nước và khu vực, đồng thời mở rộng thỏa thuận thương mại trong khu vực", Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Như Ý