Đau ở phần dưới chân (cẳng chân, bắp chân) thường có cảm giác như bị đâm, rát, có thể do chuột rút cơ bắp. Đô⛎i khi, đau cẳng chân là dấu hiệu của vấn đề🐲 về tim hoặc hệ thần kinh. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến đau bắp chân.
Chuột rút cơ bắp
Cơ bắp chân là khu vực thường xuyên bị chuột rút, có thể nhẹ và có cảm giác như một cơn co giật nhỏ nhưng đôi khi rất mạnh và gây đau dữ dội. Chuột rút ở bắp chân thường kéo dài từ⛦ vài giây đến vài phút. Í💖t khi tình trạng đau nhức cơ sau chuột rút kéo dài nhiều ngày.
Các yếu tố gây chuột rút cơ bắp chân như mệt mỏi, mất nước, thay đổi nhẹ về chất điện giải trong cơ thể như canxi, kali, magie; tập thể dục ở nhiệt độ rất cao. Bệnh gan, tiểu đường, tuyến giáp, đau cơ xơ hóa, rối loạn thần kinh hoặc mạch máu, man♌g thai cũng có thể là nguyên nhân.
Căng cơ
Căng cơ là nguyên nhân phổ biến gây đau chân. Rách cơ thường xảy ra do cơ bị căng quá mức. Cơ bắp châ🧸n là khu vực thường xuyên căng và rách.
Bệnh thường gây đau nhức nhẹ, chuột rút hoặc cảm giác đau rát nhiều nếu rách, sưng và bầm tím. Nguyên nhân có thể do chấn꧋ thương, thay đổi hướng chân 🌳đột ngột trong khi chơi quần vợt, bóng rổ. Cách để giảm căng cơ như nghỉ ngơi, chườm đá, dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu.
Viêm gân
Đây là tình trạng viêm bao quanh gân xảy ra ở bắp chân hoặc gót chân gây đau tăng dần khi cử động, sư𒅌ng tấy, đôi khi làm cứng khớp.
Giảm hoặc tăng đột ngột cường độ, tần suất hoạt động thể chất có thể gây ra những vết rách nhỏ ở các sợi gân. Các yếu tố tăng nguy cơ viêm gân như bất thường trong cấu trúc bàn chân gồm bàn chân bẹt hoặc vòm cao, ch♊iều dài chân; cơ bắp chân hoạt động quá mức, mang giày dép không phù hợp, tập thể dục trong thời tiết lạnh.
Gãy xương căng thẳng
Gãy xương do căng thẳng là vết gãy (nứt, rạn) nhỏ trong xương, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào nhưng phổ biến ở cẳng chân💛. Triệu chứng đặc trưng là cơn đau nhói cục bộ, giảm dần khi nghỉ ngơi.
Nguyên nhân do các cơ xung quanh xương mệt mỏi vì sử dụng quá nhiều, theo thời gian c🌸húng chuyển áp lực lên xương dẫn đến vết rạn 🌠hoặc nứt nhỏ.
Chơi các môn thể thao gây áp lự𝓡c lặp lại lên chân như chạy, nhảy, thể dục dụng cụ, chơi bóng rổ và quần vợt t👍ăng khả năng gãy xương do căng thẳng. Phương pháp điều trị chính là nghỉ ngơi 6-8 tuần, chườm đá, thuốc giảm đau.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Đây là cục máu đông trong tĩnh mạch ở cẳng chân gây đau chân nghiê💙m trọng, có thể di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi đe dọa tính mạng. Ngoài đau bắp chân, các triệu chứng khác ở cẳng chân gồm sưng tấy, nóng rát, vết đỏ.
Cục máu đông tĩnh mạch s♐âu xảy ra do tổn thương thành tĩnh mạch bởi chấn thương hoặc phẫu thuật, tình trạng sức khỏe khiến dễ đông máu như ung thư hoặc mang thai. Điều trị thường là dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu.
Suy tĩnh mạch mạn tính
Tĩnh mạch ở chân là mạch đưa máu về tim. Các van bên trong tĩnh mạch giúp điều chỉnh lưu lượng máu và kiểm soát áp🉐 lực. Nếu các van không hoạt động bình thường, máu có thể chảy ngược vào tĩnh mạch và tích tụ ở chân. Theo thời gian, điều này dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch gọi là suy tĩnh mạch mạn tính.
Chấn thương, cục máu đông có thể♕ dẫn đến suy tĩnh🌌 mạch mạn tính. Đứng quá lâu, béo phì và mang thai có thể gây thêm trọng lượng và áp lực lên các tĩnh mạch ở chân làm hư hỏng van dẫn đến bệnh này.
Triệu chứng suy tĩnh mạch mạn tính g𝔉ồm đau nhức hoặc chuột rút ở chân, sưng cẳng chân và mắt cá chân; da ngứa, khô, cứng lại; các mảng da có màu tím, đỏ sẫm hoặc nâu; xuất hiện các vết thương khó lành (loét tĩnh mạch) dọc theo mắt cá chân.
Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng một hoặc nhiều động mạch ở chân hẹp gây cản trở lưu lượng máu đến chân. Bệnh gây cơn đau giống như chuột rút ở bắp chân, đùi hoặc mông và tệ hơn khi hoạt động; cơ thể lạnh, nhợt nhạt; vế♒ꦐt thương ở chân không lành, thay đổi móng chân, da sáng bóng, rụng lông gần vùng chân bị ảnh hưởng.
Thu hẹp động mạch xảy ra do tích tụ chất béo trong thành động mạch (xơ vữa động mạch). Hút thuốc lá, cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, 70 tuổi trở lên, ít vận động, bệnh động mạch vành làm tănꩵg nguy 🐻cơ bệnh này.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh xảy ra k🎉hi các dây thần kinh ở chi bị tổn thương, làm giảm cảm giác ở các chi, thường ảnh hưởng đến các ngón chân trước khi tiến triển đến bàn ch🤡ân và cẳng chân. Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể do tiểu đường, sử dụng rượu mạn tính, thiếu vitamin, các bệnh viêm toàn thân.
Kiểm soát uống rượu, tiểu đường và dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh thಞần kinh ngoại biên trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng
Bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng còn gọi là đau thần kinh tọa do bị nén hoặc kích thích một hay nhiều dây thần kinh đi từ cộ💃t sống dưới đến chân. Bệnh gây ra cơn đau dữ dội ở lưng dưới, mông, lan xuống chân; tê, ngứa ran, nóng rát, yếu chân.
Nguyên nhân có thể do thoát vị đĩa đệm cột sống hoặc kích thích bởi cơ căng, hẹp cột sống dẫn đến chèn ép dây thần kinh ở cột sống dưới. Nhiễm trùng hoặc khối u có thể là tác nhân nhưng ít gặp. Điều trị bệnh đau 🐟thần kinh tọa thường dùng thuốc giảm đau, giãn cơ bắp, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
Mai Cat (Theo Very Well Health)
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để được giải đáp |