Nám da là tình🌳 trạng tăng sắc tố với nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh phức tạp. Biểu hiệ🍎n là những dát mảng màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm trên da, thường gặp ở vùng trán, má, mũi... có thể sậm hoặc nhạt màu hơn theo thời gian.
BS.CKI Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên k♈hoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết các tác nhân gây nám da phổ biến như sau:
Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân bị nám có tiền sử gia đình mắc tình trạng này, theo bác sĩ Dung. Phần lớn các cặp song sinh cùng trứng đ��ều bị nám da và người có da sẫm màu hay gặp tình trạng nà♑y hơn người da trắng.
Ánh nắng mặt trời: Khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhất là khi cường độ tia UV đạt đỉnh (9h-16h), tế bào m♌elanocytes ở lớp đáy thượng bì sẽ tăng biệt hóa. Điều này kích thích sản sinh nhiều melanin, tăng sản xuất các gốc oxy tự do, gây viêm, lão hóa.
Melanin đóng vai trò như kem chống nắng tự nhiên bảo vệ da khỏi tia cực tím. Tuy nhiên, sản sinh quá nhiều melanin dẫn đến dư thừa, hình thành các đốm, mảng nám, làm da𒆙 không đều màu, ảꦬnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý của người bệnh.
Nhiệt độ cao: Công nhân vệ sinh môi trường, đầu bếp, côn💎g nhân lò nung gạch, lò luyện kim... làm việc trong môi trường nhiệt độ cao (30-35 độ C trở lên) thời gian dài dễ nóng da, giãn mạch máu gây đỏ da, giãn nở lỗ chân lông, thay đổi độ PH và hệ vi sinh vật trên da. Sức nóng còn có thể dẫn đến bỏng nhiệt, viêm da, tăng sắc tố sau viêm. Da của𓃲 những người này cũng nhạy cảm, dễ tăng sắc tố hơn dưới tia UV.
Rối loạn nội tiết: Thay đổi hormone như estrogen, progesterone làm tăng sản xuất và vận chuyển sắc tố lên bề mặt da. Nám má hay xảy ra ở phụ nữ, nhất là giai đoạn mang thai do tăng hormone estrogen. Ngoài r🅰a, một số nội tiết tố khác như hormone tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận cũng có thể làm phát sinh tình trạng nám.
Một số thuốc: Bác sĩ Dung cho biết dùng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, chống viêm không steroid (NSAID🧔), lợi tiểu, retinoid, thuốc chống co giật... cũng có🐭 thể làm tăng sắc tố, nám da.
Nám có thể xuất phát từ các tác nhân khác như lão hóa, stress, rối loạn giấc ngủ, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc có📖 thành phần kích ứng da, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, chế độ dinꦫh dưỡng kém, uống ít nước...
Để ngăn ngừa , bác sĩ Dung khuyến cáo tránh các tác nhân trên. Nên sử dụng bộ lọc hoặc tấm chắn ánh sáng xanh khi sử dụ🔯ng thiết bị điện tử. Hiện có loại kem chống nắng có thể ngăn được cả ánh sáng xanh. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, che chắn kỹ bằng áo quần dài tay, khẩu trang, mũ khi ra ngoài vào ban ngày, kể cả khi trời mát, nhiều mây hoặc khi ngồi trꦚong ôtô, ngồi gần mặt đường, mặt biển.
Hạn chế trang điểm, chọn sản phẩm và quy trình dưỡng da phù hợp cũng giúp da khỏe, hạn chế tăng sắc tố. Ngủ đủ giấc, kiểm soát stress, hạn chế căng thẳng và lo lắng, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Người bị nám da n♌ên đến bác sĩ chuyên khoa khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn.
BS CKI Nguyễn Thị Kim Dung
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da,
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM