Nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại phiên họp thứ hai của Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một s൲ố cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM,൲ sáng 3/2.
Nghị quyết 98 hiệu lực từ 1/8/2023 tiếp nối Nghị quyết 54, gồmও 44 nhóm chính sách với 7 lĩnh vực, kỳ vọng mang lại nhiều lợiꦍ ích cho người dân, doanh nghiệp tại thành phố. Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo nghị quyết này.
Báo cáo tại ph🅠iên họp, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói trong 6 tháng triển khai Nghị quyết 98, thành phố đã làm được nhiều việc tương đương khi thực♈ hiện Nghị quyết 54. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc bộ, ngành chưa thông.
Do vậy thành phố đề nghị sớm thông qua Nghị định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP HCM, thay thế Nghị định 93, để đồng bộ quy trình, thủ tục 🌱cơ chế, chính sách của Nghị quyết 98. Thành phố có thể tự quyết định cách thức thực hiện mà không phải xin bộ, n🦋gành.
Trước vướng mắc này, Thủ tướng nói đề xuất sửa Nghị định 93 phân cấp quản lý cho TඣP HCM không mới, từ phiên họp ban chỉ đạo lần thứ nhất đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì và phải trình trong tháng 1. "Tôi hỏi Bộ Nội vụ bao giờ xong", ông đặt câu hỏi.
Trả lời Thủ tướng, Thứ trưởng Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết dự thảo sửa đổi Nghị định 93 đã được xây dựng xong. Cơ quan này đang lấy𒐪 ý kiến các bên liên quan và hiện 6 bộ ngành chưa trả lời.
Ngắt lời, nജgười đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải chỉ rõ 6 bộ, ngành nào không chịu trả lời. Ông cũng đặt vấn đề Bộ Nội vụ khi lấy ý𒊎 kiến có phân rõ nội dung nào bộ, ngành cần trả lời hay gửi cả dự thảo để các bên liên quan tự nghiên cứu. Việc hỏi cần nêu cụ thể, rõ ràng, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, chứ không "hỏi cả làng" để rồi kéo dài.
Là người phụ trách trực tiếp, ông Vũ Hải Nam, Vụ trưởng Tổ chức – Biên chế (Bộ Nội vụ), cho biết đơn vị này vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến các bộ, ngành liên qꦕuan 9 nhóm lĩnh vực muốn phân cấp quản lý cho TP HCM. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi đầy đủ.
Trước phần trả lời của đại diện Bộ Nội vụ, Thủ tướng 🙈nói: "Các bộ ngành không muốn phân cấp thì Thủ tướng sẽ phân🤡 cấp. Cái gì giao được cho thành phố thì làm chứ không ôm vào làm gì. Cứ ôm rồi tạo cơ chế xin cho, phát sinh môi trường tiêu cực, sau đó phải thanh kiểm tra mất cán bộ, tốn thời gian".
Theo ông, việc các bộ, ngành chưa chịu🔯 có ý kiến phân cấp quản lý cho TP HCM sẽ giao cho Phó thủ tướng Trần Lưu Quang phụ trách, trên tinh thần phân cấp tối đa. Bộ Nội vụ đã thực hiện chậm nên giờ phải nhanh, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 93 trước khi nghỉ Tết Nguyên đán.
Liên quan phân cấp quản lý cho địa phương, Thủ tướng dẫn ví dụ về quản lý cảng biển nội địa. Ngay từ thời còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh ông đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phân cấp qu▨ản lý về cho địa phương. Trải qua các vị trí Trưởng ban Tổ chức Trung ương và giờ là người đứng đầu Chính phủ, ông đều đề xuất việc này với các bộ trưởng, song đến nay vẫn không được giải quyết.
"Các anh có mấy người mà cái gì cũng🍒 ôm làm sao quản lý được. Ôm quyền thì địa phương 🐼phải xin, dễ phát sinh tiêu cực", Thủ tướng nói.
Tương tự, liên quan các vướng mắc khác mà TP HCM đề xuất như dự án Cảng trung chuyển Cần Giờ, mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành - Dầu Giây, TP HCM - Trung Lương, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành cần "quyết liệt hơn". Ví dụ cao tốc TP HCM – Trung Lương thời🍨 Phó thủ tướng Lê Vă🤡n Thành còn sống đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải nhưng đến nay vẫn còn hỏi, xin ý kiến.
Lê Tuyết