Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi khảo sát thực tế tại dự án nâng cấp, mở rộng Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình, ngày 13/8.
Vận hành dự án cả✤i tạo, mở rộng từ năm 2015 nhưng Đạm Hà Bắc lại chuyển từ lãi sanꦫg lỗ. Năm năm qua, doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 4.760 tỷ đồng.
Từ năm ngoái và nửa đầu năm nay, Đạm Hà Bắc có lãi trở lại, lần lượt 6,25 tỷ và 1.346 tỷ đồng nhờ giá ure tăng cao. Nhưng số này cũng không thấm vào đâu so với nợ mà doanh nghiệp đang gánh. Đến cuối năm ngoái, công ty đã trả 2.323 tỷ đồng và hơn 104 t⛎riệu USD, vẫn còn nợ khoảng 6.400 tỷ đồng và trên 112 triệu USD.
Dự án không hiệu quả, rơi vào cảnh "nợ chồng nợ", theo Thủ tướng, do những n🌃guyên nhân chủ quan, như vi phạm trong quá trình phê duyệt, thẩm định, quyết định đầu tư khiến tổng mức đầu tư, suất đầu tư, chi phí đầu vào cao, giá thành cao, khả năng cạnh tranh thấp khi thị trường biến động...
"Các bộ, ngành phải nâng cao trách nhiệm, 'tính chiến đấu' trong xử lý tồn tại, vướng mắc của Đạm Hà Bắc", Thủ tꦑướng nói và giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong tháng 8 phải hoàn thiện đề án xử lý dự án này.
Đề án xử lý phải đưa ra các phương án cụ thể và đánh giá tác động từng phương án. Việ꧂c tranh, kiểm tra, xử lý các vấn đề theo tinh thần "rõ tới đâu làm tới đó".
Thủ tướng cũng yêu cầu giữ lại di tích, kỷ vật của nhà máy cũ "một cách phù hợp", nhưng quyết tâm tái cơ cấu, cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ... để nhà máy phát triển ổn định, cạnh tranh tốt hơn. Cơ sở của phương án này là dự án đã quyết toá🐲n một phần lớn, nhà máy đã vận hành và ꦬcó thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.
Trước đó, đầu tháng 4, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã lꦓàm việc với Đạm Hà Bắc về tái cơ cấu, xử lý tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp này.
Trong chuyến công tác h🤡ôm nay, lãnh đạo Chính phủ cũng dành nhiều thời gian khảo sát thực tế, trao đổi với người lao động làm việc tại nhà máy. Thủ 🥃tướng quan tâm tới vấn đề xử lý chất thải của nhà máy này, khi "hầu như chỗ nào trong khuôn viên cũng có nước thải và khí thải, chất thải rắn"...
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng tỉnh Bắc Giang vào cuộc, khắc phục các vấn đề về môi trường để bảo đảm an toàn cho công nhân, người dân trong khu vực quanh nhà máy. Các bộ, ngành, Vinachem và Công ty Đạm Hà Bắc cũng được yêu cầu giải quyết dứt điểm những vấn đề𒀰 bất cập trong liên hệ vận hành giữa nhà máy cũ và nhà máy mới.
Dự án đầu tư mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc có tổng mức đầu tư 568 triệu USD (khoảng 12.500 tỷ đồng), tăng 176🅘,271 trꦍiệu USD (tăng 44,9%) so với ban đầu.
Kết luận thanh tra tại Công🎃 ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc của Thanh tra Chính phủ giữa năm 2020 cũng cho thấy nhiều sai phạm, khuyết điểm trong thực hiện dự án đầu tư mở rộng nhà máy phân đạm của đơn vị này.
Công ty này tiền thân là Nhà máy phân đạm Hà Bắc, được khởi công từ đầu năm 1960. Được xem là "đứa con đầu lòng" của ngành sản ♛xuất đạm Việt Nam, nhưng Đạm ౠHà Bắc bắt đầu sa sút từ khi hoàn tất dự án mở rộng sản xuất năm 2015.
Tại cuộc làm việc, khảo sát Nhà máy Đạm Ninh Bình chiều 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tương tự Đạm Hà Bắc, vướng mắc của dự án này do những vi phạm trong phêꦅ duyệt, thẩm định, quyết định đầu tư, thực hiện 𒈔dự án... Việc này khiến tổng mức đầu tư tăng vọt, trong khi hiệu quả không cao, nợ chồng nợ.
Hiện Đạm Ninh Bình lỗ khoảng 7.000 tỷ đồng, gấp 2,8 lần vốn điều lệ.ꩲ Đến cuối 2021, doanh nghiệp này còn nợ 12.000 tỷ đồng, trong đó 80% là nợ gốc (9.600 tỷ), 20% nợ lãi.
Năm ngoái và nửa đầu năm nay, Đạm Ninh Bình đã hoạt động có lãi trở lại, nhưng do lỗ lớn nên nhà máy vẫn chìm trong nợ. Các dự báo đưa ra cho thấy nếu tái cơ cấu và xửꦜ lý các khó khăn, đổi mới công nghệ, quản trị... nhà máy này sẽ có lãi trở lại từ năm 2023.
Thủ tướng giao Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Vinachem xây dựng đề án xử lý cho dự án này theo phương án tái cơ cấu tài chính, nợ vay. Phương án xử lý cần báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 8. Ông gia🌳o Phó thủ🧸 tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng đề án cơ cấu Đạm Ninh Bình.
Cùng đó, các bộ ngành cùnꦕg Đạm Ninh Bình giải quyết nhanh tranh chấp hợp đồng EPC với đối tác nước ngoài; giải quyết vấn🍒 đề môi trường và ổn định nguồn cung than cho nhà máy.
Nhà máy Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư, tổng mức 667 triệu USD, được khởi cꦺông😼 tháng 5/2008 và hoạt động sau đó 4 năm. Vinachem đã rót khoảng 6.000 tỷ đồng vào nhà máy này.
Tuy nhiên, nhà máy đ♛ã lỗ ngay sau khi vận hành. Bốn năm sau vận hành, số lỗ ghi nhận trên 3.100 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ nghìn tỷ được lãnh đạo nhà máy ở thời điểm đó lý giải, là chi phí sản xuất cao hơn giá thành, hàng ꦗtồn kho lớn trong khi giá ure trên thị trường lao dốc...
Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc là hai trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công Thương.