💫Người phụ nữ là trưởng phòng ở một công ty phần mềm, làm việc liên tục từ sáng đến tối, uống ít nước, nhịn tiểu. Lâu dần, chị không có cảm giác buồn tiểu, chỉ khi bụng căng tức, đau âm ỉ mới đi vệ sinh nhưng khó tiểu, dòng tiểu yếu. Gần đây, chị đi tiểu ra máu, tự mua thuốc uống, uống hơn một lít nước nhưng vẫn không có nhu cầu.
🐻Ngày 18/10, TS.BS Lê Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nghi ngờ bệnh nhân bị giãn bàng quang quá mức do nhịn tiểu lâu, dẫn đến mất cảm giác, có nguy cơ liệt cơ bàng quang. Bệnh nhân còn bị nhiễm khuẩn tiết niệu nên tiểu ra máu.
📖Kết quả đo niệu động học (đo áp lực đồ bàng quang) cho thấy dung tích bàng quang của bệnh nhân to gấp đôi người bình thường, có thể chứa 700-1.000 ml nước. Bác sĩ Phúc Liên cho rằng người bệnh may mắn khi chưa tổn thương cơ bàng quang.
🧸Bác sĩ Liên kê thuốc điều trị nội khoa, hướng dẫn người bệnh tập đi tiểu mỗi 2-3 giờ, không nhịn quá ba giờ, thực hành các bài tập cơ bàng quang mỗi ngày. Nếu người bệnh tuân thủ chỉ định tốt, cơ bàng quang và cảm giác buồn tiểu sẽ phục hồi, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu giảm và tiểu máu cũng biến mất.
𒆙Tại Bệnh viện Tâm Anh TP HCM, khoảng 50% người trẻ đến khám tiết niệu vì mất cảm giác tiểu, són tiểu, nhiễm trùng tiểu, tiểu ra máu. Điểm chung của họ là uống ít nước, nhịn tiểu lâu do công việc bận rộn, quên hoặc chưa chú ý đến sức khỏe. Tình trạng này cũng thường gặp ở người lớn tuổi mắc các bệnh đường tiết niệu hoặc cơ thể suy yếu do tuổi tác.
൩Theo bác sĩ, nhịn tiểu lâu, bàng quang phải giãn to để chứa hết lượng nước thải. Lâu ngày, cơ thể mất phản xạ tự nhiên đi tiểu đúng chu kỳ, mất cảm giác buồn tiểu. Phần cơ đóng hoặc mở niệu đạo để ngăn không cho nước tiểu chảy ra ngoài dần mất kiểm soát, khiến nước tiểu tự rò rỉ ra ngoài (tiểu són, tiểu rắt), nhất là khi cười lớn, hắt hơi, ho.
♏Nếu cơ bàng quang căng giãn quá mức trong thời gian quá dài gây liệt cơ. Lúc này, không có loại thuốc nào có thể kích thích được cơ bàng quang hoạt động trở lại. Người bệnh không điều khiển được nhu cầu tiểu tiện.
💝Nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang quá lâu còn gây ra sỏi tiết niệu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn nếu người bệnh không uống đủ nước. Phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai, dễ nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nam giới.
ℱNhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần dẫn đến biến chứng khác là , gây tiểu lượng ít, tiểu nhiều lần, đau bàng quang và vùng xương chậu dai dẳng. Bệnh viêm bàng quang kẽ không thể chữa khỏi, chỉ có thể điều trị giảm đau tạm thời.
Bác sĩ Liên cho biết nhịn tiểu♑ lâu không chỉ hại bàng quang mà còn khiến nước tiểu chảy ngược lên thận, gây nhiễm trùng hoặc tổn thương thận, nặng nhất là suy thận. Đây là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu. Thận suy không thể lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến thể trạng giảm sút. Hiện chưa có cách điều trị khỏi suy thận, chỉ có thể làm chậm tiến triển bệnh. Suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
🌳Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đi tiểu mỗi 2-3 giờ, tránh bàng quang quá đầy, hạn chế nhịn tiểu. Tiểu dưới 8 lần trong ngày, nước tiểu thành dòng, dễ dàng, có cảm giác trống bàng quang là bình thường. Người lớn tiểu 1-2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào lượng nước nạp vào và khả năng thoát nước qua mồ hôi, hơi thở.
Người có dấu hiệu như tiểu ra máu, bí tiểu, tiểu són, mất cảm giác buồn tiểu🐠... nên đi khám ngay để bác sĩ tiết niệu chẩn đoán bệnh và điều trị sớm.
Anh Thư
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |