Giống như nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, công ty tôi vừa chi trả thưởng Tết Âm lịch cho nhân viên. Tiếng chuông thông báo tiền về tài khoản chẳng khác gì nắng hạn gặp mưa rào. Thực ra, chủ đề "năm nay thưởཧng Tết thế nào, mấy tháng lương?" đã được đem ra bàn tán sôi nổi từ đầu tháng. Đến nỗi chúng tôi vẫn nói vui với nhau: "Tháng trước Tết làm việc gì nữa, lo mà chờ thưởng thôi". Đây hẳn cũng là tâm lý chung của hầu hết người lao động Việt mỗi dịp cận Tết.
Và như một lẽ thường, sau khi "nổ" thưởng, các đồng nghiệp của tôi ùa vào bàn tán mức thưởng. Người này nhẩm tính, người kia đăm chiêu, có người đem thưởng ra so sánh, tỵ nạnh nhau, thậm chí còn nảy sinh xung đột, mâu thuẫn chỉ vì thấy bất công "sao tôi làm nhiều mà lại được thưởng như người làm ít?". Chuyện này ở chỗ tôi không phải là lạ bởi năm nào cũng thế. Chưa có thưởng thì mong ngóng, sốt ruột đến quên ăn, quên làm; thường rồi thì lại so kè, bức xúc lẫn nhau. Mấy doanh nghiệp trong nước cứ "rối như tơ vò" mỗi mùa thưởng Tết.
Tôi có vài anh bạn làm việc cho cꦚác công ty, tập đoàn nước ngoài. Mỗi khi hỏi chuyện về thưởng lễ, Tết này kia, họ chỉ cười khà khà: "Chỗ tôi làm gì có cái văn hóa thưởng Tết, tất cả người taꦛ quy hết vào tiền lương theo thỏa thuận ban đầu rồi, còn lại cuối năm chỉ có thưởng kinh doanh dựa trên năng suất và hiệu quả của mỗi người thôi".
Tôi nghĩ lại và thấy đúng, trong khi lương của nhân viên doanh nghiệp trong nước như tôi thường khá thấp, nên mỗi dịp ngày lễ, ngày Tết lại mong ngóng tiền thưởng vài ba tháng lương, thì các bạn tôi mỗi tháng đã l꧟ĩnh lương gấp ba, bốn lần và chẳng phải bận tâm tới chuyện thưởng bao nhiêu?
>> Tôi bị cắt thưởng vì nghỉ việc trước Tết
Xét cho cùng, về bản chất, thưởng Tết vẫn là số tiền mà người lao động xứng đáng được hưởng, chứ nó không tự nhiên sinh ra hay chủ doanh nghiệp phải móc hầu bao cá nhân ra để trả. Chỉ có điều, trong khi cac doanh nghiệp nước ngoài đánh thẳng vào lương tháng, để người lao động hưởng luôn phần tiền đó thì các doanh nghiệp trong nước lại có xu hướng giữ lꦆại một 𝓡phần để gom vào trả thưởng cuối năm.
Về phía người lao động, không phải ai cũng nhận ra thực tế đó, nên luôn có tư tưởng sai lầm, cho rằng mình mang ơn doanh nghiệp nhờ k๊hoản thưởng to. Điều đó vô tình đẩy chính người lao động vào thế yếu, chịu sự ban ơn của lãnh đạo, mong chờ tiền thưởng như một đặc ân thay vì nghĩ rằng đó là thứ vốn thuộc về mình.
Vậy câu hỏi là làm thế nào thì tốt hơn? Tôi cho rằng, nên bỏ quan niệm thưởng Tết xưa cũ để hội nhập với thế giới. Hãy nhìn các doanh nghiệp nước ngoài, dù chẳng có thưởng Tết nh𒆙ưng với mức lương đãi ngộ rất cao hàng tháng, họ vẫn thu hút được nhân tài, vẫn kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên suốt cả năm. Trong khi các doanh nghiệp theo lối mòn thưởng Tết cao lại đẩy các nhân viên của mình vào thế bị động, tinh thần rã đám, chờ thưởng mỗi dịp cuối năm. Điều đó rõ ràng không có lợi cho bản thân doanh nghiệp lẫn người lao động.
Tôi hỏi mấy người bạn của mình rằng có buồn không khi không có thưởng Tết, họ đều nói không và khẳng định rất hạnh phúc với công việc đang làm bởi tổng thu nhập cả năm vẫn vượt trội. Còn tôi, dù 🌄vừa nhận thưởng Tết hai tháng lương (mấy chục triệu đồng) vẫn lăn tăn trước hai chữ "hài lòng". Mấy𒁃 người đồng nghiệp đang mải tranh cãi vì "thưởng bất công" kia, có lẽ còn xa vời hơn với điều đó.
Nên nếu coi thưởng Tết như một sự khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên trong năm tiếp theo, tôi cho rằng nó đã không phát huy được đúng những kỳ vọng của doanh nghiệp. Chưa kể, nó còn kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực khác như tình trạng ồ ạt nghỉ việc sau khi n🍌hận thưởng, mất động lực phấn đấu, tinh thần rã đám sớm...
Vậy thưởng Tết lợi hay hại? Nên chăng bỏ thưởng Tết để tăng thu nhập hàng thán💮g theo hiệu suất thực tế?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.